Hạ trần lãi suất huy động: thời điểm nào phù hợp?

Thứ tư - 07/12/2011 20:42 1.291 0
(đTCK-online) Trong vài tuần nay, dư luận xôn xao về thông tin NHNN có thể sẽ hạ trần lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại trong tháng 12 này. Do vậy, thị trường vừa dịch chuyển vừa chọ đợi tín hiệu hạ lãi suất huy động của NHNN. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất tại thời điểm này hiện đang nhận nhiều luồng thông tin trái chiều.

 
 
để hạ lãi suất, cần phải giải quyết tốt thanh khoản của NHTM nhọ
 
   

Chưa nên giảm lãi suất
Theo tổng giám đốc một NHTM, thời gian qua, mặc dù các ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động lên kịch trần 14%/năm, nhưng lượng tiền gửi vẫn bị giảm. Nếu lãi suất huy động tiết kiệm bị hạ xuống 12%/năm thì chắc chắn, mức độ sụt giảm của nguồn vốn huy động sẽ còn "kinh khủng" hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến thanh khoản của các NHTM do tâm lý của người dân vẫn chưa được chuẩn bị, kỳ vọng lạm phát vẫn còn rất lớn do chưa tin tưởng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định được tọ· giá. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang rơi xuống đáy, vàng, tọ· giá vẫn chịu áp lực tăng giá nên người dân sẽ hướng sang các kênh đầu tư này thay vì gửi tiền tiết kiệm với lãi suất thấp.
"Khi các NHTM bị thiếu thanh khoản sẽ dẫn đến việc ngừng cho vay hoặc nếu có cho vay thì cũng với lãi suất rất cao. Do đó, theo tôi, chưa nên hạ lãi suất huy động ở thời điểm này", vị tổng giám đốc trên nói.
Lãnh đạo cao cấp một NHTM khác chia sẻ, bản thân ông cũng rất mong hạ lãi suất huy động nhưng việc hạ lãi suất phải bằng phương pháp thị trường, chứ không phải bằng mệnh lệnh hành chính. Vấn đề là thời gian qua, có khá nhiều NHTM có dư nợ tín dụng trong lĩnh vực  bất động sản, chứng khoán lớn dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản, phải chạy đua huy động bằng mọi giá, khiến lãi suất bị đẩy lên rất cao, không thể tự động hạ được. Muốn hạ lãi suất huy động, chỉ có thể sử dụng mệnh lệnh hành chính, song những mệnh lệnh này kéo dài đang gây nhiều méo mó cho thị trường. Vì vậy, để hạ lãi suất, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt bài toán thanh khoản của các NHTM nhọ. Theo ông, để giải quyết tốt thanh khoản của các NHTM nhọ, trước mắt, cần tháo trần lãi suất. Điều này có thể làm lãi suất tăng lên trong thời gian đầu nhưng về dài hạn, sẽ dần ổn định.
đồng quan điểm này, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia ngân hàng cho rằng, đối với các NH thanh khoản quá yếu thì NHNN sẽ là nguồn cho vay cuối cùng. Nếu tháo trần lãi suất, các NHTM yếu sẽ phải huy động với lãi suất cao lên để bù đắp chỗ thiếu hụt. Tuy nhiên, việc huy động này chỉ đến một chừng mực nhất định, đảm bảo khả năng chi trả cho NHTM này, còn thì phải khoanh lại các vấn đề gia tăng tín dụng, đầu tư, ủy thác...
"Các NH đã mất cân đối thì phải tự tìm thị trường để cân đối lại. Trong khi đó, nhóm NH như vậy chỉ chiếm tọ· trọng nhọ, với số vốn khoảng mấy chục nghìn tọ· thì chỉ một thời gian ngắn sẽ giải quyết xong bài toán thanh khoản", ông Hiếu cho biết.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HđQT BIDV bày tọ: "thời điểm hiện tại chưa phù hợp với việc hạ trần lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại. Hãy chọ đến gần Tết, rồi mới nên tính đến chuyện này".
 
Hay càng sớm càng tốt?
Chủ tịch HđQT một NHTM có gốc quốc doanh nhìn nhận, việc hạ hay không hạ lãi suất nên để NHNN tự cân nhắc. Tuy nhiên, theo vị này, NHNN nên đợi đến khi có con số chính xác của CPI tháng 12 rồi hãy ra quyết định. Bởi thực tế, xu hướng hạ lãi suất thưọng gắn liền với CPI, khi CPI đã giảm thì lãi suất giảm là đương nhiên. 
Ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HđQT OceanBank lại bày tọ quan điểm, NHNN cần sớm quyết định hạ trần lãi suất huy động. Theo ông Thắm, lãi suất huy động cao kéo theo lãi suất cho vay cao, là tác nhân làm tăng lạm phát. Ông Thắm phân tích, nếu tính đến chuyện lãi suất thực dương, thì cần phải tính toán xem thực dương ở mức nào? Bởi mục tiêu năm 2012 sẽ kiềm chế lạm phát ở mức một con số thì lãi suất huy động 12%/năm đã thực dương rồi. Hơn thế, việc người dân gửi tiền không hẳn vì lãi suất cao mà chủ yếu để tích lũy cũng như đảm bảo an toàn cho tài sản của mình. Bởi nếu kỳ vọng lợi nhuận cao, họ sẽ đầu tư vào các kênh khác như vàng, chứng khoán hay bất động sản... cho dù rủi ro của những kênh này cũng cao hơn. Do vậy, hệ thống không nên đẩy lãi suất cao đến mức để người dân bọ việc kinh doanh mà gửi tiền vào NH. ọž một khía cạnh nào đó, đây là câu chuyện không tích cực cho nền kinh tế.
Nhiều ý kiến cho rằng, hạ xuống bao nhiêu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, cũng nên căn cứ trên mặt bằng lãi suất của thế giới. Hiện các DN xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang phải cạnh tranh quyết liệt với các DN được hưởng mặt bằng lãi suất khá thấp trên thế giới. Vì vậy, cần phải tính toán hạ lãi suất xuống nhằm giảm chi phí tài chính của các DN ở mức hợp lý, để DN có thể cạnh tranh được.           

Nguồn tin: ĐTCK

 Tags: lãi suất
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay3,514
  • Tháng hiện tại51,012
  • Tổng lượt truy cập41,231,613
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây