Kinh tế tri thức trong sản xuất nông nghiệp: Nhiều đề tài khoa học đưa lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ sáu - 30/12/2011 06:13 1.390 0
Dù còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện công tác, làm việc nhưng những năm qua, cán bộ, nhân viên trong ngành Nông nghiệp của tỉnh đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn, góp phần đưa các tiến bộ của khoa học kỹ thuật đến với bà con nông dân, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

 
Năm 2005, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh đã triển khai đề tài khoa học "Áp dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại thị xã Gia Nghĩa" và đã thu hút hàng chục hộ dân tham gia. Theo nhiều người dân thì cái được nhất của họ khi tham gia vào đề tài này không phải là tiền, phân bón, giống được Nhà nước hỗ trợ mà chính là sự hiểu biết, nhận thức được nâng lên. Thấy được hiệu quả, xuất phát từ nhu cầu của bà con, năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tiếp tục triển khai đề tài khoa học về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Chư Jút và thị xã Gia Nghĩa.
 
Ông Phạm Nguyên Hồng, Tổ trưởng tổ hợp tác rau an toàn thôn 5, xã Tâm Thắng cho biết: "So với lúc chưa được tham gia vào các đề tài khoa học thì năng suất rau của gia đình tôi cũng như các hộ dân khác trong tổ hợp tác đã tăng lên khoảng gấp rưỡi. Quan trọng hơn chuyện tăng năng suất là chúng tôi đã biết sản xuất rau theo hướng an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất các độc tố trong rau khi đến tay người tiêu dùng và đảm bảo sức khọe bản thân. Rau được tiêu thụ hết, có lúc cung không đủ cầu đã làm cho chúng tôi yên tâm với nghề trồng rau vì nó có thể ổn định được cuộc sống gia đình".




Bà Nguyễn Thị Hương, phưọng Nghĩa Trung (TX. Gia Nghĩa) áp dụng các đề tài khoa học của ngành nông nghiệp vào trồng rau
 



Trước thực trạng bệnh rầy nâu bùng phát, lây lan trên diện rộng, trong năm 2011, Sở Nông nghiệp tỉnh đã triển khai đề tài sử dụng nấm xanh Metarhizium anisoplie vào việc phun phòng trừ rầy nâu tại huyện Krông Nô. Kết quả đem lại hết sức khả quan, nấm xanh không chỉ khống chế được mật độ rầy nâu gây hại trên đồng ruộng mà còn khống chế tốt các đối tượng gây hại cây lúa khác như sâu cuốn lá, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, năng suất lúa được tăng lên một cách đáng kể. Do đó, trong những năm tới, loại nấm xanh này sẽ được ngành nông nghiệp khuyến cáo, hỗ trợ cho nông dân đưa vào sản xuất.
 
Từ nhiều năm nay, bệnh hại rễ trên cây hồ tiêu xuất hiện và phát triển nhanh và gây hại trên nhiều vùng trồng tiêu của nông dân tỉnh ta. để khắc phục thực trạng, năm 2009- 2010, ngành Nông nghiệp cũng đã triển khai đề tài "Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh hại rễ tiêu và ứng dụng chuyển giao phương pháp phát hiện nhanh nấm Phytophthora sp gây bệnh hại rễ cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh đắk Nông". Theo đó, đề tài đã xây dựng thành công một số mô hình về quản lý dịch hại tổng hợp bệnh hại rễ hồ tiêu và ứng dụng phương pháp phát hiện nhanh nấm Phytophthora sp bằng cánh hoa hồng. đây là một cách làm khá đơn giản, ít tốn kém nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao nên nhanh chóng được đông đảo bà con nông dân học tập và ứng dụng. Nhọ đó, đã góp phần cứu vãn một số vưọn tiêu bị loại bệnh này gây hại cũng như giúp nhà nông có các biện pháp phòng trừ hữu hiệu ở những vưọn chưa xuất hiện, tránh được các thiệt hại không đáng có. Theo ông Hồ đức Giao ở thôn Quảng Trung, xã Nghĩa Thắng (đắk R’lấp) thì nhọ được tập huấn cũng như tham quan, học tập các mô hình phòng trừ dịch bệnh hại rễ trên cây tiêu do nấm Phytophthora sp gây ra, ông đã biết cách phòng chống hiệu quả. Vưọn tiêu 1,5 ha của gia đình luôn xanh tốt, hàng năm cho lãi hơn 100 triệu đồng.
 
Tuy mới được nhà nông trồng chừng 3 năm nay nhưng chanh dây là loại cây đã đem lại cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh ta nguồn thu nhập khá cao. Tính trung bình mỗi ha chanh dây có thể đạt mức lãi 300- 500 triệu đồng/năm nếu được trồng và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, do chưa có nguồn giống trong nước nên bà con phải mua giống nhập khẩu từ đài Loan. Việc mua cây giống như thế không chỉ giá thành cao mà còn dễ lây lan dịch bệnh do mang theo mầm bệnh xuất hiện trong bầu đất. Từ thực tế này, năm 2010, Sở Nông nghiệp cũng đã triển khai đề tài "Thử nghiệm sản xuất giống chanh dây ghép trên địa bàn tỉnh đắk Nông". Theo đó, các cán bộ triển khai đề tài đã xây dựng được một cơ sở sản xuất thử nghiệm cây giống có cấu trúc liên hoàn, khép kín các công đoạn.  Kết quả, đề tài đã sản xuất thành công 1.500 cây giống chanh dây ghép làm cơ sở ban đầu cho việc cung ứng giống tại chỗ.
 
Có thể nói, tuy các đề tài được triển khai chưa nhiều nhưng hiệu quả của nó mang lại cho nông dân, nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là rất lớn. Bởi hiện nay, đa phần nhà nông đã có được nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải thay đổi từ phương thức lạc hậu, nhọ lẻ sang ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra được các loại nông sản có năng suất, chất lượng ngày càng cao.
 
Bài, ảnh: Hồng Thoan

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập119
  • Hôm nay5,533
  • Tháng hiện tại53,031
  • Tổng lượt truy cập41,233,632
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây