quản lý định mức tồn quỹ tiền mặt

Chủ nhật - 04/09/2011 22:17 11.036 0

quản lý định mức tồn quỹ tiền mặt

định mức tồn quỹ tiền mặt suy cho cùng là lượng tiền mặt được phép để tồn quỹ hàng ngày. Hiện nay, mặc dầu Nhà nước chưa quản lý định mức tồn quỹ tiền mặt nhưng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thưọng chú trọng không để lượng tiền mặt tồn quỹ quá nhiều so với mức cần thiết vì như vậy vừa không an toàn trong bảo quản, vừa hạn chế đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên thì việc chưa quản lý mức tồn quỹ tiền mặt cũng đã và đang bộc lộ một số tồn tại, thiếu sót, mà cụ thể là:
Chưa quản lý mức tồn quỹ tiền mặt nên trong thực tế doanh nghiệp có thể để tồn quỹ bao nhiêu cũng được mà không phải chịu sự kiểm tra, giám sát từ phía các cơ quan chức năng có liên quan. Lợi dụng điều này, khi cần thiết, một số doanh nghiệp đã tăng khống lượng tiền mặt tồn quỹ để tăng vốn tự có nhằm đối phó với những quy định có liên quan đến vốn tự có, gây khó khăn cho công tác quản lý thậm chí có thể làm phương hại đến lợi ích của các bên có liên quan, điển hình, như: khi cần vay vốn để thực hiện dự án đầu tư nhưng thực lực vốn tự có của doanh nghiệp không đạt mức tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn đầu tư của dự án; một tọ· lệ theo quy định để được TCTD xem xét cho vay, một số doanh nghiệp đã tăng khống vốn tự có thông qua việc tăng khống số liệu tiền mặt tồn quỹ trong báo cáo gửi cho TCTD để được TCTD xem xét, nhận cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Thực trạng này đã và đang có xu hướng ngày càng gia tăng, gây khó khăn cho các TCTD trong việc xác định chính xác mức vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án để quyết định đầu tư và là nguy cơ có thể làm gia tăng rủi ro cho TCTD khi tham gia đầu tư vốn. Nếu sự việc trên được phát hiện thì cùng lắm TCTD chỉ từ chối việc cho vay chứ không thể phối hợp với các cơ quan chức năng để tiến hành xử lý nên tác dụng ngăn chặn bị hạn chế. Thực tế cho thấy, có doanh nghiệp lúc bình thưọng chỉ duy trì lượng tiền mặt tồn quỹ vài chục triệu đồng là đảm bảo nhu cầu hoạt động nhưng khi cần vay lượng vốn lớn để thực hiện dự án họ đã báo cáo tăng khống lượng tiền mặt tồn quỹ gấp nhiều lần thậm chí là vài tọ· đồng, làm cho tọ· lệ vốn tự có của doanh nghiệp đảm bảo mức quy định so với tổng giá trị dự án để được TCTD nhận cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Cuối cùng, vì thiếu vốn tự có tham gia vào dự án nên dự án thực hiện không đến nơi đến chốn, hiệu quả kém, TCTD gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ.
Cũng do chưa quản lý mức tồn quỹ tiền mặt nên nhiều cơ sở sản xuất về thực lực vốn tự có chưa hội đủ mức quy định để được thành lập doanh nghiệp nhưng lại muốn lên doanh nghiệp để được hưởng chính sách ưu đãi trong đầu tư cũng tìm cách khai tăng lượng tiền mặt tồn quỹ, tăng vốn tự có nhằm đạt mức quy định để được các cơ quan chức năng xem xét, cho thành lập doanh nghiệp. Sau khi được thành lập doanh nghiệp và được hưởng chính sách ưu đãi trong đầu tư đối với doanh nghiệp mới hình thành, như: miễn thuế thu nhập 100% trong 2 năm đầu và 50% trong 2 năm tiếp theo đã làm đơn xin giải thể doanh nghiệp rồi sau đó lại xin thành lập doanh nghiệp mới để tiếp tục được hưởng ưu đãi trong đầu tư.
để ngăn chặn tình trạng trên, thiết nghĩ Nhà nước cần sớm ban hành văn bản pháp luật về quản lý tiền mặt, trong đó cần chú trọng việc định mức tồn quỹ tiền mặt phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng có liên quan trong việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Có như vậy, mới góp phần đưa công tác quản lý tiền mặt ngày càng đi vào nền nếp, hạn chế đến mức thấp nhất việc lợi dụng tăng không lượng tiền mặt tồn quỹ để đối phó với những quy định hiện hành.

Nguồn tin: Ngân hàng nhà nước

yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay778
  • Tháng hiện tại79,463
  • Tổng lượt truy cập41,260,064
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây