Cải cách quản lý ngân sách: Cần làm ngay khi tái cấu trúc nền kinh tế

Thứ tư - 21/09/2011 03:16 1.103 0

Cải cách quản lý ngân sách: Cần làm ngay khi tái cấu trúc nền kinh tế

Trong thời gian qua, dù công tác quản lý ngân sách nhà nước đã có nhiều cải cách quan trọng, nhưng việc thu, chi ngân sách còn một số hạn chế. Khi thế giới đang lâm vào khủng hoảng nợ công thì yêu cầu cải cách quản lý ngân sách được đặt ra cấp thiết hơn.

Việc cải cách quản lý ngân sách cần được triển khai ngay từ khi bắt đầu quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

Trong quá trình đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, cải cách quản lý ngân sách đã được các cơ quan chức năng chủ động thực hiện để phù hợp với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường. Các cải cách tài khóa được thực hiện trong thời gian qua đã giúp tổng thu ngân sách tăng từ mức 13,8% GDP trong năm 1991 lên 28,2% trong năm 2010. Cơ cấu thu cũng thay đổi do khu vực kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tọ· trọng cao hơn trong tổng thu cân đối ngân sách nhà nước.

Song song với cải cách thu ngân sách, việc chi ngân sách cũng thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả và hợp lý hóa cơ cấu các khoản chi. Cải cách chi được thực hiện với xu hướng giảm bội chi; chi thưọng xuyên không vượt quá nguồn thu từ thuế, lệ phí để tăng tiết kiệm cho ngân sách. đặc biệt là ưu tiên chi ngân sách gắn với việc thực thi kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Việc phân cấp quản lý chi ngân sách cũng được đổi mới rõ rệt bằng cách quy định rõ quan hệ ngân sách trung ương và địa phương, trao sự chủ động hơn cho địa phương, thay vì Trung ương quy định nhiệm vụ chi cho từng cấp chính quyền như trước đây. Do đó, công tác quản lý và phân cấp chi hiện nay đã được nâng cao hiệu quả, bảo đảm công bằng, minh bạch và cạnh tranh trong sử dụng vốn. Chi cho quản lý nhà nước và các hoạt động sự nghiệp cũng được đẩy mạnh theo cơ chế khoán, khuyến khích sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức sự nghiệp. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế bên ngoài đầu tư thực hiện các dự án, chương trình không cần thiết có sự tham gia của Nhà nước. 

Trong cân đối ngân sách nhà nước, các chính sách, pháp luật đã điều chỉnh tổng thu từ thuế và phí phải lớn hơn tổng chi thưọng xuyên, góp phần tăng tích lũy cho chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi. Quá trình phân cấp quản lý ngày càng cao đã mang lại cho địa phương cơ hội phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình. Nhưng theo Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá, quá trình phân cấp nếu không tương thích với năng lực quản lý cũng như sự theo dõi, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ của chính quyền cấp trên sẽ dẫn đến một số rủi ro, nhất là không bảo đảm kọ· luật tài chính.

Bên cạnh đó, dù pháp luật đã xác định phải tiến tới cân bằng thu chi, song mức bội chi chỉ thấp dưới mức 3% trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới đất nước. Từ năm 2005 đến nay, mức bội chi ngân sách hầu như không giảm về tọ· trọng và quy mô tăng nhanh chóng. Và việc thâm hụt ngân sách ở mức cao trong nhiều năm qua đã khiến kinh tế tăng trưởng trong thế mất cân đối gia tăng, bất ổn kinh tế vĩ mô đã trở thành vấn đề thưọng trực.

Tại Hội thảo quốc tế về cải cách tài khóa ở các quốc gia chuyển đổi - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, các chuyên gia cũng chỉ ra những hạn chế khác trong quản lý ngân sách như: chi vượt dự toán vẫn xảy ra; các sắc thuế chưa bao quát hết các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế; còn bao hàm nhiều chính sách xã hội trong chính sách về thuế.

Ngoài ra, việc lập dự toán thu ngân sách trong nhiều năm qua vẫn chủ yếu dựa trên số thu thực tế của năm trước, dựa vào năng lực thu của các đơn vị, mà chưa dựa vào các văn bản luật về thuế và dự báo tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, dự toán thu không sát với thực tế, thậm chí vẫn tăng thu dù phát triển kinh tế có khó khăn. Sự chồng chéo về thẩm quyền, quyền hạn của các cấp ngân sách khiến tính minh bạch trong việc lập, sử dụng bị hạn chế, cũng như giảm tính minh bạch, công khai trong quá trình này. 

để quản lý sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả, nhiều ý kiến đề nghị, cần đổi mới triệt để tư duy về đầu tư công. Nhà nước cần có thái độ dứt khoát là chỉ đầu tư cho những lĩnh vực, công trình mà các thành phần kinh tế khác không thể hoặc không muốn đầu tư; tạo môi trường lành mạnh để mọi thành phần kinh tế khác có thể tham gia đầu tư cùng Nhà nước. đặc biệt là cần kiên quyết không đầu tư vốn ngân sách vào các doanh nghiệp nhà nước nếu các thành phần kinh tế khác cung cấp dịch vụ công ích, hàng hóa công cộng hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay, Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách xã hội để thực hiện được những mục tiêu đã đưa ra. Về dài hạn, quản lý ngân sách cần từng bước nghiên cứu áp dụng cơ chế sử dụng vốn phải gắn với kết quả thực hiện các nhiệm vụ chi trên cơ sở phân cấp và giao quyền, trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị. đồng thời, tăng cưọng tính công khai, minh bạch ngân sách để người dân, cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát, qua đó hạn chế những thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn lực này.

quản lý ngân sách hiệu quả sẽ tạo nền tảng cho ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm phân bổ nguồn lực công hợp lý. đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, quản lý kém sẽ làm nhiệm vụ quản lý kinh tế vĩ mô trở nên khó khăn hơn. Vì thế, trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, cần sớm thực hiện cải cách quản lý ngân sách, nhất là sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước hiện hành để khắc phục những khó khăn trong quá trình áp dụng, tạo bước đổi mới căn bản trong quản lý ngân sách, cũng như nền tài chính quốc gia.

Nguồn tin: Tạp chí Tài chính điện tử

 Tags: ngân sách
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay9,204
  • Tháng hiện tại95,532
  • Tổng lượt truy cập41,276,133
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây