Tổ chức dữ liệu kế toán trong điều kiện tin học hóa

Thứ tư - 31/08/2011 22:38 2.477 0
Mỗi PM có những đặc điểm rất khác nhau trong việc tổ chức cơ sở dữ liệu (CSDL), quy trình xử lý và cung cấp thông tin. Vì nhiều lý do khác nhau, các đơn vị thiết kế PM thưọng không phổ biến rộng rãi cấu trúc của các tập tin CSDL cũng như quy trình xử lý dữ liệu trên các tập tin. đối với phần lớn người sử dụng, toàn bộ quy trình xử lý dữ liệu của PM được xem như là một "hộp đen" và vì vậy, họ hoàn toàn bị động trong việc khai thác các tiện ích của PM.
              
Hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện tin học hóa
Trong điều kiện ứng dụng tin học vào công tác kế toán tại DN, các dữ liệu đầu vào, các quy trình thủ tục xử lý cũng như các thông tin kết xuất đầu ra có những đặc điểm khác biệt so với trường hợp kế toán thủ công. 
Tổ chức dữ liệu đầu vào của HTTTKT. đầu vào của HTTTKT bao gồm những dữ liệu được khởi tạo ban đầu trong quá trình chuẩn bị đưa PMKT vào sử dụng và những dữ liệu phát sinh trong suốt quá trình hạch toán.
Khởi tạo ban đầu: Là công việc đầu tiên trong quá trình thực hiện triển khai ứng dụng tin học hóa công tác kế toán tại một DN, bao gồm bốn nội dung:
Xác định và khai báo các thông số của hệ thống (những thông tin chung về DN, hình thức sổ kế toán, những phương pháp kế toán áp dụng, các yêu cầu về hạch toán và những thông tin cần khai thác. Thực tế hiện nay, nhiều PM không cho phép lựa chọn và khai báo các phương pháp kế toán DN sử dụng, do đó, DN phải áp dụng các phương pháp hạch toán mặc định do nhà thiết kế PM đề ra;
Xây dựng và khai báo các bộ mã (danh mục): Việc thiết kế, xây dựng và khai báo các bộ mã cũng như mối quan hệ giữa các bộ mã chi tiết và bộ mã tổng hợp tương ứng phải được tiến hành ngay khi bắt đầu triển khai tin học hóa công tác kế toán. Trong quá trình khai thác sử dụng PMKT, các đối tượng mới thưọng xuyên được phát sinh thêm nên việc cập nhật thêm đối tượng cho các bộ mã hiện có là một yêu cầu khách quan;
Khai báo các số dư ban đầu: DN trước đây thực hiện hạch toán kế toán bằng thủ công nay chuyển sang hạch toán sử dụng PM cần phải "chuyển sổ" sang hình thức hạch toán mới. Thực hiện việc "chuyển sổ" là xác định và cập nhật vào CSDL của kế toán tất cả những số dư đầu kỳ của tất cả các đối tượng (tổng hợp và chi tiết) hiện đang được theo dõi, hạch toán tại DN.
Phân quyền sử dụng PM và quản trị hệ thống: Các PMKT được phân tích, thiết kế cho phép phân quyền để cập nhật, hiệu chỉnh, xử lý, tổng hợp, truy xuất dữ liệu và bảo mật thông tin kế toán. Cán bộ phụ trách kế toán của đơn vị có quyền quản trị hệ thống và chịu trách nhiệm phân quyền cho các kế toán viên để có thể truy cập vào những phần hành được phân công trên nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
Dữ liệu phát sinh trong mỗi kỳ kế toán: Dữ liệu phát sinh làm cơ sở đầu vào cho mỗi kỳ kế toán bao gồm các nội dung chính sau đây:
Dữ liệu tồn cuối kỳ trước: Sau cuối mỗi kỳ kế toán, PM sẽ tự động tổng hợp dữ liệu và kết chuyển số dư cho kỳ kế toán sau. Như vậy, số liệu tồn ở cuối kỳ trước của tất cả các đối tượng tổng hợp và chi tiết được tự động chuyển sang có thể được xem là dữ liệu đầu vào của kỳ kế toán sau.
Dữ liệu phát sinh trong kỳ: Dữ liệu đầu vào của HTTTKT biểu hiện trên các chứng từ kế toán thưọng được tiếp nhận từ các bộ phận chức năng khác trong DN như bộ phận kinh doanh, sản xuất, quản lý vật tư, quản trị nhân lực… hoặc phát sinh tại phòng kế toán như các nghiệp vụ thu chi tiền, theo dõi và quản lý công nợ, tạm ứng, thanh toán…
Trong trường hợp PMKT được thiết kế độc lập, không có sự kết nối với các hệ thống thông tin của các bộ phận khác, nội dung của các chứng từ kế toán sau khi được kiểm tra sẽ được cập nhật vào CSDL kế toán thông qua giao diện nhập liệu của PMKT. CSDL kế toán là một tập hợp các dữ liệu có cấu trúc, được lưu giữ trong các tập tin có quan hệ với nhau, được quản trị một cách hợp nhất bởi một hệ quản trị CSDL nhằm đạt được mục đích tồn tại của một HTTTKT là xử lý dữ liệu kế toán thành những thông tin kế toán có ích cho quá trình quản lý DN và ra quyết định kinh doanh. Trong trường hợp PMKT được tích hợp, kết nối với các PM quản lý của các hệ thống chức năng khác, khi đó hệ thống thông tin của DN sẽ chia sẻ và sử dụng chung một CSDL của toàn DN. Các chứng từ phát sinh tại các bộ phận ngay lập tức được cập nhật vào CSDL thống nhất của DN thông qua mạng máy tính. Nhiệm vụ của kế toán chỉ kiểm tra, đối chiếu và khai thác các dữ liệu đã được cập nhật từ các bộ phận khác để tiếp tục xử lý chứ không cần phải nhập liệu chứng từ gốc từ các bộ phận khác chuyển đến.
Xử lý và cập nhật các bút toán "điều chỉnh" cuối kỳ: Trước khi tổng hợp và cung cấp các thông tin trên các báo cáo, kế toán xử lý và cập nhật vào CSDL kế toán các bút toán điều chỉnh vào cuối kỳ liên quan đến việc phân bổ chi phí, trích trước chi phí, lập dự phòng, hạch toán và phân bổ khấu hao tài sản cố định, xác định các chi phí khoản phải trả, phân phối lợi nhuận… Một số PMKT hiện nay cho phép tự động kết chuyển chi phí, doanh thu và xác định kết quả khi thực hiện tổng hợp. Tuy vậy, nhiều PM không cho phép tự động kết chuyển nên kế toán còn phải thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển chi phí, kết chuyển doanh thu và xác định kết quả.  
Tổ chức các tập tin trong CSDL kế toán
CSDL trong các PMKT có thể được thiết kế theo rất nhiều phương án khác nhau. Với mỗi phương án thiết kế hệ thống CSDL, quy trình xử lý, luân chuyển dữ liệu và cung cấp thông tin cũng sẽ khác nhau. Hiện, vẫn chưa có một nghiên cứu nào tổng hợp, khái quát hóa về mặt lý luận và thực tiễn về việc thiết kế CSDL kế toán và đề xuất mô hình chuẩn cho bài toán này. 
CSDL kế toán bao gồm tập hợp các tập tin có quan hệ rất chặt chẽ với nhau được thiết kế để ghi nhận, lưu trữ và xử lý toàn bộ các dữ liệu và thông tin kế toán. Có thể hiểu hệ thống CSDL kế toán có vai trò như bộ sổ sách kế toán trong điều kiện hạch toán thủ công. Toàn bộ dữ liệu kế toán, bao gồm những dữ liệu được khởi tạo ban đầu và những dữ liệu mới phát sinh trong quá trình hạch toán đều được cập nhật và lưu trữ trên các tập tin trong hệ thống CSDL kế toán. Mỗi tập tin gồm nhiều trường và nhiều mẫu tin (bản ghi). Mỗi trường ứng với một thuộc tính cần quản lý của các đối tượng hay các nghiệp vụ. Mỗi một mẫu tin mô tả các thuộc tính của một đối tượng hay một nghiệp vụ xác định. Theo tính chất của dữ liệu chứa trong mỗi tập tin, các tập tin trong hệ thống CSDL kế toán có thể được phân thành các tập tin danh mục từ điển, các tập tin biến động, các tập tin tồn và các tập tin báo cáo.
Tập tin danh mục từ điển: Lưu trữ dữ liệu về các đối tượng quản lý của kế toán, ít thay đổi, được duy trì và sử dụng cho nhiều kỳ kế toán như vật tư, hàng hóa, tài sản, công nợ, ngoại tệ… Mỗi đối tượng đều được gán cho một ký hiệu nhất định, gọi là mã của đối tượng và tập hợp mã của các đối tượng cùng loại được gọi là bộ mã, hay còn gọi là danh mục. Thông thưọng, các bộ mã và các thuộc tính liên quan đến bộ mã được lưu giữ trong các tập tin danh mục từ điển được tạo ra và cập nhật nội dung ngay từ đầu khi chuẩn bị đưa PMKT vào sử dụng và thưọng xuyên được cập nhật thêm đối tượng mới khi phát sinh. Ngoài tập tin danh mục tài khoản được thiết kế để quản lý toàn bộ các tài khoản (bao gồm các tài khoản tổng hợp và một số tài khoản chi tiết), trong DN còn có rất nhiều tập tin được thiết kế để quản lý từng đối tượng kế toán như tập tin danh mục vật tư, danh mục TSCđ, danh mục ngoại tệ, danh mục khách hàng, danh mục nhà cung cấp, danh mục nhân viên, danh mục bộ phận phòng ban, danh mục chi phí, danh mục chứng từ, danh mục nghiệp vụ…Mỗi tập tin bao gồm nhiều mẫu tin, mỗi mẩu tin chứng dựng mã và thuộc tính của từng đối tượng kế toán cụ thể được theo dõi trong từng tập tin đó.
Tập tin biến động: được thiết kế nhằm lưu trữ và xử lý toàn bộ các dữ liệu phát sinh trong các kỳ hạch toán. Các tập tin biến động có thể được tổ chức theo từng năm. Cuối mỗi năm, PM tự động tổng hợp, kết chuyển và đưa các tập tin biến động của năm cũ vào lưu trữ, đồng thời tạo ra các tập tin biến động mới để ghi nhận, lưu trữ và xử lý các dữ liệu phát sinh trong năm sau.
Trong kỳ hạch toán, tất cả các chứng tưÌ€ phát sinh liên quan đến các phần hành đều được định khoản và cập nhật vào CSDL kế toán. Do trên mỗi loại chứng từ thưọng có hai nhóm yếu tố: (1) Nhóm yếu tố chung- là các yếu tố đều có trên tất cả các loại chứng từ- như tên chứng từ, ngày tháng, họ tên các bộ phận, cá nhân liên quan, diễn giải nội dung kinh tế, quy mô nghiệp vụ và các định khoản trên chứng từ; (2) Nhóm yếu tố riêng- là yếu tố đặc thù chỉ có trên một hoặc một số loại chứng từ nhất định như các loại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, ngoại tệ… Do vậy nội dung trên các chứng từ sẽ được cập nhật và lưu trữ vào CSDL kế toán đồng thời theo hai hướng:
Trước hết, những yếu tố chung- mang tính chất tổng hợp- sẽ được lưu trữ trong "kho thông tin chung" phục vụ cho hạch toán tổng hợp để cung cấp các thông tin tổng hợp trên các BCTC và in ra các sổ sách kế toán tổng hợp. "Kho thông tin chung" đóng vai trò như cuốn sổ nhật ký chung trong trường hợp hạch toán thủ công. Có rất nhiều cách thức khác nhau để thiết kế "kho thông tin chung" trong các CSDL kế toán, sau đây là một phương án thiết kế gồm 2 tập tin:
- Tập tin NHATKYnn: Chứa đựng các "yếu tố tổng quát chung" trên chứng từ, bao gồm tên (loại) chứng từ, ngày tháng phát sinh chứng từ, số chứng từ, họ tên, đơn vị và diễn giải. Bởi vì tất cả mọi chứng từ đều có các yếu tố này và mỗi yếu tố là duy nhất, vì vậy, trên tập tin NHATKYnn mỗi chứng từ được lưu trữ trên một mẫu tin duy nhất để dễ dàng quản lý toàn bộ chứng từ phát sinh. đây là tập tin cơ bản nhất trong CSDL kế toán, là căn cứ để tìm các chứng từ phát sinh trong kỳ hạch toán. Tập tin NHATKYnn kết hợp với tập tin CHITIETNKnn đóng vai trò như sổ nhật ký chung trong trường hợp hạch toán thủ công. 
-Tập tin CHITIETNKnn: được thiết kế để theo dõi các bút toán định khoản liên quan đến NVKT phát sinh trên chứng từ. Do mỗi chứng từ có thể liên quan đến nhiều định khoản, vì vậy, việc lưu trữ dữ liệu của các định khoản và số tiền tương ứng của nó trên cùng tập tin NHATKYnn gây nên tình trạng dư thừa dữ liệu, khó khăn trong việc tổ chức và xử lý dữ liệu. Vì vậy cần thiết kế thêm tập tin CHITIETNKnn để lưu trữ các "yếu tố chi tiết chung". Tập tin này gồm các trường: tên (loại) chứng từ, ngày tháng phát sinh chứng từ, số chứng từ, số tiền, tài khoản nợ, tài khoản có, đối tượng theo dõi chi tiết tài khoản nợ, đối tượng theo dõi chi tiết tài khoản có. Cấu trúc của Tập tin CHITIETNKnn như sau:
Mối quan hệ liên kết giữa hai tập tin NHATKYnn và CHITIETNKnn được thực hiện thông qua ba khóa là: tên (loại) chứng từ (MACT), số chứng từ (SOCT), ngày tháng phát sinh chứng từ (NGAY). Trong đó, tập tin NHATKYnn đóng vai trò là tập tin chủ.
Ngoài "Kho thông tin chung", CSDL kế toán còn bao gồm các Tập tin biến động chi tiết để lưu trữ các thông tin chi tiết của từng loại đối tượng kế toán. Ví dụ tập tin chi tiết bán hàng dùng để theo dõi chi tiết số lượng tiêu thụ, giá bán… theo từng loại hàng hóa được tiêu thụ. Tương tự như vậy, trong CSDL kế toán còn có các tập tin theo dõi chi tiết biến động vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, ngoại tệ… để theo dõi chi tiết của từng đối tượng. Các tập tin chi tiết đóng vai trò như các sổ chi tiết trong trường hợp hạch toán thủ công. để minh họa, phần sau đây sẽ trình bày cấu trúc của tập tin biến động vật tư.
Tập tin BD_VATTUnn: được thiết kế và xây dựng để cập nhật và lưu trữ các dữ liệu về tình hình biến động của các loại vật tư trong năm. Cơ sở số liệu để cập nhật vào tập tin này là các phiếu nhập, xuất kho vật tư.
Như vậy, có thể hình dung chứng từ nhập xuất vật tư được cập nhật vào CSDL kế toán sẽ được cập nhật và lưu trữ đồng thời ở 3 tập tin: Tập tin NHATKYnn theo dõi những thông tin tổng quát của chứng từ nhập xuất; tập tin CHITIETNKnn theo dõi các định khoản trên các tài khoản tổng hợp và một số đối tượng chi tiết công nợ hoặc chi phí; tập tin BD_VATTUnn ghi nhận, theo dõi chi tiết từng loại vật tư cụ thể. Có thể xem nội dung của tập tin BD_VATTUnn đóng vai trò tương tự như sổ chi tiết vật tư trong trường hợp hạch toán thủ công. Giữa các tập tin danh mục từ điển và các tập tin biến động tồn tại những quan hệ chuẩn (1- nhiều). Có thể minh họa quá trình cập nhật và lưu trữ phiếu nhập kho vật tư số 099 ngày 10/01/2010, liên quan đến 2 bút toán định khoản và chi tiết cho 5 loại vật tư như sau:
Tập tin tồn
Các tập tin tồn được thiết kế nhằm tổng hợp và lưu trữ các dữ liệu về tình hình tồn đầu kỳ, tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm và tình hình tồn cuối kỳ của tất cả các đối tượng kế toán. Các tập tin tồn có thể được tổ chức theo các tháng trong từng năm. Dữ liệu trong các tập tin tồn được sử dụng để lập các BCTC, các bảng tổng hợp chi tiết hoặc cung cấp thông tin tổng hợp về tổng số phát sinh tăng/giảm và số dư của từng đối tượng. Sau mỗi năm, PM sẽ đưa các tập tin tồn cũ vào lưu trữ, đồng thời tự động tạo ra các tập tin tồn mới để tổng hợp, xử lý dữ liệu cho năm sau. Số dư cuối mỗi tháng của các đối tượng trên các tập tin tồn sẽ đóng vai trò là số dư đầu tháng sau. Số dư cuối tháng 12 của năm trước sẽ được tự động kết chuyển sang số dư đầu năm sau. 
Tập tin TH_TAIKHOANnn:  được thiết kế và xây dựng để tổng hợp các số dư cuối mỗi tháng và tổng số phát sinh trong từng tháng của tất cả các tài khoản kế toán, có cấu trúc tương tự như bảng cân đối tài khoản. Tập tin này gồm nhiều bản ghi. Mỗi bản ghi theo dõi tình hình tồn đầu tháng, tổng số phát sinh Nợ/Có và tồn cuối tháng của từng tài khoản sử dụng.
Cơ sở số liệu để cập nhật vào tập tin TH_TAIKHOANnn là từ 3 trường SOTIEN, TKNO và TKCO trên tập tin DINHKHOANnn. Quy trình cập nhật dữ liệu từ tập tin DINHKHOANnn vào tập tin TH_TAIKHOANnn có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Do khuôn khổ giới hạn của bài báo nên nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong một bài báo khác. Trong quá trình cập nhật dữ liệu vào tập tin TH_TAIKHOANnn, có thể phát sinh các bút toán trùng. Việc xử lý các bút toán trùng trong quá trình tổng hợp dữ liệu kế toán là một nội dung rất quan trọng trong việc phân tích và thiết kế PMKT.
Tập tin TH_VATTUnn: được thiết kế và xây dựng để tổng hợp và cung cấp các thông tin về tình hình tồn đầu tháng cũng như tổng số lượng, giá trị nhập xuất và tồn cuối của của từng loại vật tư qua các tháng. Tập tin TH_VATTUnn có cấu trúc tương tự như Bảng Tổng hợp Nhập Xuất Tồn kho vật tư, là cơ sở để in báo cáo tổng hợp vật tư và cung cấp thông tin về tình hình tồn kho của các loại vật tư vào từng thời điểm.
Ngoài ra, còn có các tập tin tổng hợp công nợ (TH_CONGNOnn), tổng hợp ngoại tệ (TH_NGOAITE), tổng hợp tiêu thụ (TH_TIEUTHUnn)… Mỗi bản ghi trên các tập tin này theo dõi tình hình tồn đầu tháng, tổng số phát sinh tăng/giảm và tồn cuối tháng của từng đối tượng chi tiết.         
Tập tin trung gian xử lý và báo cáo
Ngoài các loại tập tin được giới thiệu trên, trong quá trình cập nhật, xử lý, cung cấp thông tin và in ra sổ sách, báo cáo, cần thiết phải sử dụng một số tập tin trung gian để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Các tập tin này có thể tồn tại lâu dài, cũng có thể tạo ra trong quá trình xử lý, in ấn sổ sách báo cáo rồi xóa ngay. Việc thiết kế các tập tin trung gian xử lý và báo cáo  phụ thuộc rất nhiều vào các nhà lập trình. để phục vụ cho việc in ấn các BCTC, có thể sử dụng 3 tập tin BANGCANDOI, BCKETQUA và LUUCHUYENTT.
đầu ra của HTTTKT trong điều kiện tin học hóa
đầu ra của HTTTKT trong điều kiện tin học hóa bao gồm: sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, thông tin chi tiết về các đối tượng kế toán theo yêu cầu của người sử dụng và các dữ liệu được sao lưu, kết chuyển cho kỳ hạch toán sau.
Sổ sách kế toán: Trong điều kiện hạch toán kế toán thủ công, sổ sách kế toán là phương tiện để ghi chép, xử lý, tổng hợp và lưu trữ các dữ liệu kế toán. Theo nghĩa rộng, sổ sách kế toán là phương tiện vật chất dùng để ghi nhận, xử lý và lưu trữ dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán, bao gồm toàn bộ các chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ, sổ kế toán và các báo cáo kế toán chi tiết và tổng hợp. Theo nghĩa hẹp, sổ kế toán được hiểu là bộ sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. Trong điều kiện hạch toán tự động hóa, máy vi tính và các PMKT cho phép ghi nhận, xử lý và lưu trữ các dữ liệu kế toán trên các tập tin CSDL. Tuy nhiên, theo định kỳ hoặc khi kết thúc mỗi kỳ kế toán, PMKT cho phép in ra toàn bộ sổ sách kế toán để kiểm tra, xác nhận và lưu trữ giống như trong trường hợp hạch toán thủ công. DN có thể lựa chọn hình thức tổ chức sổ phù hợp để in ấn lưu trữ.
Báo cáo kế toán: Gồm các báo cáo tổng hợp và các báo cáo chi tiết phục vụ quá trình quản lý và tác nghiệp cũng như cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài DN. Tất cả các PMKT đều cho phép kết xuất các BCTC (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC). Một số PM cho phép người sử dụng thiết kế mẫu BCTC theo các mức độ chi tiết khác nhau của các chỉ tiêu. Cơ sở số liệu để in ra các BCTC là trên các tập tin BANGCANDOI, BCKETQUA và LUUCHUYENTT.
Thông tin chi tiết về các đối tượng kế toán: Về cơ bản, các PMKT đều cho phép khai thác tất cả các thông tin chi tiết thông qua việc in ra các sổ chi tiết của các đối tượng, các báo cáo chi tiết và cung cấp các thông tin nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý của các cấp và của hoạt động tác nghiệp. Tuy nhiên, phụ thuộc vào cách thức tổ chức dữ liệu, cũng như mức độ liên kết dữ liệu giữa bộ phận kế toán và các bộ phận chuyên chức năng khác của DN, PM cho phép truy cập các thông tin chi tiết ở các mức độ khác nhau. Một số báo cáo chi tiết được định dạng sẵn và có thể in ra ngay. Một số khác đòi họi người sử dụng phải biết cách vận dụng và xử lý để có được các thông tin cần thiết.
Sao lưu và kết chuyển dữ liệu cho kỳ sau: Cuối kỳ kế toán, PM tự động sao lưu và kết chuyển dữ liệu cho kỳ sau. Sao lưu dữ liệu là việc sao chép (backup) dữ liệu kế toán sang các thiết bị lưu trữ khác nhằm đề phòng các sự cố kỹ thuật làm mất dữ liệu. đây là một công việc rất quan trọng phải được thực hiện theo một qui trình nghiêm ngặt. Kết chuyển dữ liệu cho kỳ sau là tạo ra các tập tin tồn mới và kết chuyển các số dư, các dữ liệu có liên quan cho năm sau. Có thể hiểu việc kết chuyển dữ liệu cho kỳ sau giống như việc mở các sổ kế toán mới và kết chuyển số dư cuối năm trước thành số dư đầu năm sau của tất cả các đối tượng kế toán.  
Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả mong muốn cung cấp cho người đọc một cái nhìn bao quát nhất về việc tổ chức dữ liệu, qui trình xử lý dữ liệu và kết xuất các thông tin kế toán hữu ích khi áp dụng PMKT. để hiểu sâu sắc hơn về tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa thì việc tiếp cận với những nghiên cứu chuyên sâu hơn là cần thiết.
Tài liệu tham khảo
[1] Joseph W. Wilkinson and Michael J. Cerullo (1997), Accounting Information System, 3rd edition, Published by John Wiley & Sons, Inc.
[2] Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2010), Bút toán trùng và phương pháp xử lý trong các PMKT, Tạp chí Kế toán, số 87, tháng 12/2010.
[3] Trương Bá Thanh, Nguyễn Mạnh Toàn (2000), Tin học hóa công tác kế toán tại các doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Mã số B2000-14-15.
[4] trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán, tái bản lần 2, Nhà xuất bản Thống kê.
[5] Ulric J. Gelinas, Jr. and Steve G. Sutton (2001), Accounting Informaton System, Published by South-Western
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay2,217
  • Tháng hiện tại49,715
  • Tổng lượt truy cập41,230,316
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây