Nđ71/CP sửa đổi và bổ sung một số điều của Nđ 34/2010/Nđ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ", có hiệu lực từ 10.11.2012, trong đó quy định mức phạt tăng gấp nhiều lần đối với một số hành vi vi phạm.
|
Nhắc nhở là chính
Theo ghi nhận của chúng tôi vào ngày đầu ra quân xử phạt theo Nđ71, nhìn chung người vi phạm hầu như không có phản ứng gì về mức phạt mới khá cao này, dù khi được họi về Nđ71 đều lắc đầu "không biết".
Tại TP.HCM, chiều 10.11, anh H.T.Tam (28 tuổi, quê Ninh Bình) lưu thông vào đường cấm, phân trần với CSGT: "Do phải đi làm nhiều và cũng không có điều kiện tiếp xúc với báo đài nên chưa biết về Nđ này. Nay được CSGT nhắc nhở tôi mới biết. Nếu tăng mức phạt kiểu này thì không dám vi phạm nữa". Cũng bị nhắc nhở về lỗi chạy vào đường ngược chiều, V.V.Toàn (sinh viên trường đH TDTT) ngơ ngác khi CSGT đề cập đến Nđ71. Toàn có vẻ thật thà: "Em là sinh viên năm nhất, mới từ quê vào nên còn chưa thông thạo các con đường của TP. Nđ mới ra em cũng chưa biết. Giọ các anh CSGT nhắc, em sẽ về tìm đọc để hiểu hơn về luật".
|
Theo CSGT H.A.Bình (đội CSGT Rạch Chiếc, Công an TP.HCM), người tham gia giao thông vi phạm luật, số đông mắc các lỗi như chạy sai làn đường, chạy vào đường ngược chiều... có khung phạt khá cao, nhưng do là ngày đầu tiên áp dụng luật mới nên chủ yếu chúng tôi nhắc nhở người vi phạm và hướng dẫn về tuyên truyền lại cho những người chưa biết tìm hiểu để tránh vi phạm.
Tương tự, trên các tuyến đường như QL1, QL22, hầu như CSGT TP.HCM chưa xử phạt theo Nđ71 mà chỉ nhắc nhở. Theo một CSGT của đội CSGT An Sương, khi CSGT tuyên truyền về Nđ71 người vi phạm đều bỡ ngỡ. Còn thượng úy Huỳnh Hữu Giang (đội CSGT Bình Triệu) cho biết trong ca tuần tra anh cũng chỉ tuyên truyền cho người dân biết Nđ mới này.
Cũng theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sáng qua, trên tuyến QL1, đoạn qua địa phận đồng Nai, nhiều tài xế chấp hành nghiêm chỉnh, điều khiển ô tô lưu thông đúng tốc độ quy định. Anh Lê Văn Hùng (37 tuổi, ngụ TX.Long Khánh, đồng Nai) cho biết: "Trước đây, đôi lần tôi cũng vi phạm tốc độ quy định và bị xử phạt. Nay hành vi này phạt quá cao (điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10-20 km/giọ sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng - PV), cộng với tước giấy phép lái xe đến 60 ngày, nên đành chấp hành đúng luật thôi". Tuy nhiên, vẫn còn không ít tài xế đón trả khách sai quy định, vượt phải, đi không đúng phần đường.
Còn tại Bình Thuận, ngày đầu thực hiện Nđ71, lực lượng CSGT đã ra quân ở hầu hết các tuyến đường chính như QL1, QL55 và QL28. Theo nhận định của thượng tá Trần Văn Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Bình Thuận: "Trong ngày hôm qua, tọ· lệ các loại phương tiện vi phạm tốc độ ít hơn hẳn, thậm chí các phương tiện vi phạm các lỗi phổ biến như giành đường, vượt sai quy định cũng giảm hẳn. Có lẽ do các lái xe đã hiểu rõ được các điểm mới trong Nđ71 là xử phạt rất nặng, nên ngày đầu tiên chấp hành rất tốt".
Khó xử phạt lỗi "sang tên, đổi chủ"
Khi áp dụng thực tế, một số quy định trong Nđ71 khiến cả lực lượng thi hành nhiệm vụ và người điều khiển đều băn khoăn về tính khả thi, trong đó có quy định: người điều khiển ô tô không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị phạt 8 triệu đồng và đối với xe gắn máy sẽ bị xử phạt 1 triệu đồng. Quy định này, theo lực lượng CSGT thi hành nhiệm vụ thì "khó có thể xử phạt được". "đang tuần tra ngoài đường, CSGT không đủ phương tiện, cơ sở để xác minh chính xác người điều khiển phương tiện chưa sang tên đổi chủ để lập biên bản xử phạt. Giả sử người điều khiển phương tiện có xuất trình giấy mua bán "tay" (chưa sang nhượng) - nghĩa là không có cơ quan chức năng xác nhận, công chứng thì cũng không dám lập biên bản vi phạm vì việc mua bán này không mang tính pháp lý. Nói chung, hành vi này rất khó xử phạt. Chỉ có lực lượng đăng ký xe của CSGT mới có đủ điều kiện xử lý về hành vi này", lãnh đạo một đội CSGT thuộc PC67, Công an TP.HCM nói.
Liên quan đến vấn đề này, chiều 10.11, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT TP.Hà Nội, cho biết người điều khiển phương tiện vi phạm các lỗi rẽ sai làn, vượt quá tốc độ cho phép, dừng đỗ sai quy định..., CSGT khi dừng xe phát hiện thêm lỗi chưa sang tên đổi chủ sẽ xử phạt nghiêm. Theo quy định, sau 30 ngày kể từ thời điểm mua bán phương tiện, chủ phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ sẽ phải đến trụ sở gần nhất nộp phạt vì đăng ký chậm.
Tại nút giao thông Yên Phụ - An Dương - Thanh Niên (Hà Nội), đội CSGT số 2 (Phòng CSGT TP.Hà Nội) cho biết phát hiện nhiều trường hợp vi phạm là xe không chính chủ, hoặc xe đi mượn. Tuy nhiên, trong ngày đầu, CSGT chỉ nhắc nhở mà không xử phạt.
"Ngoài ra, trong Nđ71 còn có một số quy định khó mà xử phạt được", một cán bộ CSGT Công an TP.HCM nhận định. Như hành vi tự xưng con, cháu ông này bà kia hoặc có lời nói lăng mạ, xúc phạm danh dự người thi hành công vụ (sẽ bị xử phạt 4 triệu đồng, tạm giữ xe 10 ngày, tước GPLX 60 ngày), theo cán bộ CSGT này khó có thể lập biên bản xử lý vì người vi phạm dễ chối bọ, khi đó CSGT khó lấy bằng chứng để chứng minh. "Cần có những hướng dẫn cụ thể trong cách xử lý", vị này nói.
Phạt nặng người uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông
Trong các hành vi vi phạm, mức phạt đối với người uống rượu bia điều khiển phương tiện vi phạm tăng cao nhất trong Nđ71. Cụ thể người điều khiển xe mô tô, gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở, bị phạt 2,5 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 10 ngày, tước GPLX 60 ngày, bị buộc học và kiểm tra lại luật (Nđ34 phạt 750.000 đồng, tạm giữ phương tiện 10 ngày, tước GPLX 30 ngày); người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở bị phạt 12,5 triệu đồng, cùng hình thức phạt bổ sung giống xe gắn máy (Nđ34 xử phạt 5 triệu đồng).
|
Nguồn tin: Thanhnien