 |
Ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Phan Lê. |
Tại buổi họp báo thưọng kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 5/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã nói về vấn đề Biển đông và ý nghĩa của việc Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam hôm 3/7 và khởi động đàm phán FTA Việt Nam-EFTA.
Khi nói về sáng kiến của Việt Nam trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và giải quyết các tranh chấp ở Biển đông trong trong khuôn khổ Hội nghị ASEAN và Diễn đàn an ninh ASEAN sắp tới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: "Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển đông là quan tâm chung của ASEAN cũng như của các nước trong khu vực và trên thế giới".
Cũng theo ông Nghị, Lập trường thống nhất của ASEAN là duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển đông; chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). Các hội nghị lần này là diễn đàn quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.
"Do đó, hội nghị sẽ thảo luận các vấn đề được các bên quan tâm. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng các nước ASEAN đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực", ông khẳng định.
đối với việc EFTA công nhận Quy chế Kinh tế thị trường của Việt Nam, ông Nghị phát biểu rằng, Na Uy, Thụy Sỹ, Iceland và Liechtenstein - những nước thuộc EFTA - công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cùng với khởi động đàm phán FTA là một bước phát triển quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và EFTA trong giai đoạn mới, đặc biệt về kinh tế - thương mại, tạo khuôn khổ mới giúp mở rộng, làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi giữa Việt Nam-EFTA với tư cách là những đối tác bình đẳng.
"đồng thời, việc EFTA lần đầu tiên công nhận với tư cách cả khối, Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam một lần nữa thể hiện sự ủng hộ tích cực, rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam", người phát ngôn bình luận.
(Theo TTXVN)
à kiến bạn đọc VIọ†T NAM CŨNG SỊM đọ† TRÃŒNH LHQ CHủ QUYọ€N BIọ‚N đÔNG đọI VỊI 2 QUẦN đẢO HOÀNG SA VÀ TRƯọœNG SA Hàn Quốc thông báo hôm 5-7 rằng Seoul sẽ đệ trình Liên Hiệp Quốc (LHQ) tuyên bố chủ quyền đối với phần thềm lục địa mở rộng ở khu vực Máng Okinawa trên biển Hoa đông, xem đó như là khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này. đây là việc làm hết sức cần thiết để xác định chủ quyền của quốc gia. Vì vậy Bộ ngoại giao nước ta cũng nên sớm đệ trình Liên hiệp quốc chủ quyền biển đông đối với 2 quần đảo Hoàng sa và trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ"đường lưỡi bò". Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm "diện tích lớn nhất" và "nhiều quyền lợi nhất" có thể trên các vùng biển đông. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyệnđảo Hoàng sa và trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Nay Trung Quốc ngang nhiên tổ chức chào thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC).đối với quần đảo Hoàng sa, trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xácđịnh rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì toàn bộ diện tích vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của nước ta trên 160.000km2 sẽ bị xâm phạm. Thuận lợi hiện nay là tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển đông (thưọng được gọi tắt là Tuyên bố DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002. đây là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc trực tiếp liên quan vấn đề Biển đông. đến nay chính thức được các bên công nhận. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. đây là một hoạt động lập pháp bình thưọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sửdụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Thuận lợi nhất hiện nay là nội bộ Trung quốc các học giả không đồng tình quan điểm, ngày 14/6/2012, hội thảo "Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủquyền dữ quốc tế quy tắc" (Tranh chấp Biển đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc, Trung quốc tổ chức. Tại buổi hội thảo nhiều học giả trong nước khẳng định về "đưọng 9 đoạn" (tức đưọng biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là đưọng Lưỡi bò, hay đưọng hình chữ U) ; nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước đại hội đồng liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, nếu Trung quốc vẫn không chấp nhận thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. đề nghị Nhà nước ta cần có phương án về lực lượng và trang thiết bị cần thiết để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt nam, ngăn chặn không cho các đơn vị trúng thầu (nếu có xãy ra) đến khai thác các lô dầu thuộc chủ quyền của nước ta. MINH TRÃ