"Chứng từ điện tử" có được coi là chứng cứ pháp lý hay không?

Thứ hai - 27/08/2012 23:15 2.520 0
Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng giao dịch chứng từ điện tử như là một căn cứ pháp lý, trong khi ở Việt Nam điều này chưa được phổ biến.

Trong vụ lừa đảo bằng hoạt động mua bán trực tuyến vừa được cơ quan công an bóc gỡ mới đây, chỉ bằng các chứng từ điện tử, một số "lãnh đạo cao cấp" của MB24 mới chỉ học hết lớp 10 hoặc thấp hơn nhưng đã liên kết lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tọ· đồng, khiến hàng nghìn người điêu đứng. Liên quan đến MB24, một câu họi lớn đang được đặt ra: Hiện ở Việt Nam, chứng từ điện tử có được coi là chứng cứ pháp lý hay không?

Nạn nhân MB24 tự bạch về "kọ· niệm" với "các chứng từ điện tử"

Xin bắt đầu bằng lời kể của một trong những nhân chứng, người bị thiệt hại trong vụ MB 24, đó là chị Cẩm Tú ở đống đa, Hà Nội. Chị Tú là người tham gia tới 15 gian hàng trực tuyến trên MB 24 cho biết: "Trước tiên họ tổ chức hội thảo ở hội trường lớn, mọi một số người có chức vụ đến tham dự, giới thiệu về tính pháp lý của công ty, như giấy đăng ký kinh doanh, nơi cấp phép và những lĩnh vực kinh doanh được phép hoạt động, như vậy là quá chặt chẽ về mặt pháp lý. Sau đó họ giới thiệu phương thức kinh doanh, được phép mang hàng của mình lên bán tại các gian hàng mình đã đầu tư và được mua hàng giảm giá, mua tận gốc, vì không phải thuê mặt bằng và những khoản hoa hồng béo bở. Ngoài ra nếu bán được một gian hàng, tức đưa một người vào hệ thống mạng, người đó phải nộp 5,2 triệu đồng. 1 người có thể mở bao nhiêu gian hàng tùy ý thích (nếu có tiền). đến khi người đó tuyển được 99 gian hàng được gọi là 1 VIP và số tiền được hưởng  của 1VIP như sau: Mỗi một gian hàng người bán được hưởng 1,5 triệu đồng +  với mỗi cặp chéo được hưởng 320 ngàn đồng, tổng cộng 1 VIP được hưởng 130 triệu đồng.

Nguyễn Mạnh Hà (áo đen) - 1 trong 4 đối tượng cầm đầu của MB24 bị bắt giữ.

"Khi tôi tham gia người giới thiệu tôi là một nữ kiến trúc sư, tên Thu. Chị Thu thuyết phục tôi rằng, tương lai của nền kinh doanh điện tử mà Việt Nam đã và đang hình thành phát triển nên cần biết đi tắt đón đầu", chị Tú kể. Tất cả những điều chị Thu nói tôi thấy rất có lý, cộng với máu kinh doanh của tôi thích khám phá, tôi muốn thử sức mình và đột phá trong kinh doanh. Tôi mang nộp cho chị Thu số tiền là gần 100 triệu đồng tiền mặt, nhưng không có phiếu thu vì chị Thu nói: "Công ty không thu tiền mặt, mà phải chuyển lấy điểm qua ngân hàng rồi mới nộp vào tài khoản của công ty". Sau khi nộp xong chị ấy ắp (up) cho tôi 15 gian hàng lên mạng và mở ngay máy tính xách tay cho tôi xem, rồi chị giải thích thêm: "Chẳng có gì là không thật cả, nó hiện lên mạng toàn quốc ở đâu chị cũng truy cập, mua bán được". Thấy chị Thu nói vậy ai chẳng nghĩ là họ làm ăn tử tế, trung thực?!".

Hiện tại chị Tú đã làm đơn trình báo công an về vụ việc trên. Theo lời kể của chị Tú thì dấu vết còn lại để chị "cáo buộc" MB 24 đã lừa đảo mình là những "chứng từ điện tử" cùng lời khai của những người bị hại, ngoài ra không còn chứng từ, vật chứng nào khác.

Có được coi là chứng cứ pháp lý?

Trao đổi với PV Người đưa tin, tiến sĩ đàm Quang Minh - giám đốc trường Cao đẳng FPT cho biết: Hầu hết tại các nước trên thế giới, mọi giao dịch điện tử, dù vô hình hay hữu hình đều được coi là chứng cứ pháp lý. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, nếu không coi chứng từ điện tử là một căn cứ pháp lý thì coi như tự mình loại ra khơi sân chơi quốc tế. để trả lời câu họi trên theo quan điểm cá nhân tôi: Cho dù luật pháp Việt Nam có quy định chứng từ điện tử là căn cứ để làm chứng cứ hay không? Về mặt thực tiễn chứng từ điện tử là cái có thật, đương nhiên cái gì thật đều được công nhận.

Một số chuyên gia pháp lý cũng cho rằng: Về mặt lý luận, chứng cứ trong vụ án hình sự đảm bảo đầy đủ các thuộc tính, mà chứng cứ nào cũng phải có, đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ. Chứng cứ là những thông tin, tư liệu mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi  phạm tội và các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Về mặt thực tiễn, trong quá trình điều tra truy tố xét xử một vụ án hình sự, thông thưọng cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thu thập được nhiều thông tin, tư liệu. Tuy nhiên, không phải tất cả các thông tin, tư liệu thu thập được đều là chứng cứ mà chỉ các thông tin, tư liệu liên quan đến vụ án, tức dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án mới là chứng cứ.

Tiến sĩ luật Hoàng Văn Hùng - trưởng bộ môn Luật hình sự, đại học luật Hà Nội cho rằng: "Nếu là chứng cứ phải thọa mãn đầy đủ các thuộc tính cần và đủ mà bất cứ chứng cứ nào cũng phải có. Về nguồn chứng cứ theo khoản 2 Điều 64  BLTTHS (Bộ luật tố tụng hình sự). Như vậy chứng cứ được xác định bằng: "Vật chứng, lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giam, bị can, bị cáo, kết luận giám định, biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu đồ vật khác".

Theo Tiến sĩ đàm Quang Minh: "Chứng từ điện tử liên quan đến hoạt động của MB24, đương nhiên nằm trong nguồn chứng cứ. Bởi chứng từ điện tử là những gì có thật. đối với quốc tế họ luôn coi chứng từ điện tử là chứng cứ pháp lý. Trong luật pháp Việt Nam dù có quy định hay không thì chứng từ điện vẫn là những gì có thật, nếu có kiểm tra, xác nhận của cơ quan chuyên môn. Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định về chứng cứ: "chứng cứ trong vụ án hình sự là những gì có thật liên quan đến vụ án hình sự mà dựa vào nó, các cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, mức độ, tính chất hành vi và từ những tình tiết khác liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự…". Như vậy theo quy định của luật những gì là có thật đều phải được tôn trọng và được dùng làm căn cứ.

Tiến sỹ Luật Hoàng Văn Hùng, trưởng bộ môn Luật hình sự - đại học luật Hà Nội cho biết: "Chứng từ điện tử là chứng cứ gián tiếp, nếu kết hợp với băng ghi âm, ghi hình, hoặc những giữ liệu khác được xem như là một chứng cứ. Ngoài ra lời khai của quần chúng nhân dân cũng là một nguồn chứng cứ rất quan trọng"

Chung quy cũng bởi lòng tham

 Về việc báo chí đăng tải về MB24, tôi cho rằng lỗi thuộc về người dân nhiều hơn. Bởi chung quy lại vẫn là tham khi đã tham thì rủi ro rất cao điều đó là đương nhiên. Lúc được lợi thì không kêu ca, khi tham lam mất của lại trông chọ vào Nhà nước can thiệp. Trong cuộc sống luôn diễn ra những mặt trái của xã hội, những kẻ lừa đảo không  phải là hiếm, bắt đối tượng này, đối tượng khác lại xuất hiện. Cái chính là người dân đừng có dốt mãi. Trước kia đài báo thông tin về nhiều kiểu lừa đảo mua bán qua mạng, tại sao người dân không lấy đó để rút kinh nghiệm? để giải quyết được về vấn đề MB24, trước tiên phải kiểm tra xem họ có nộp tiền qua ngân hàng hay không, hoặc qua đường mail phần mềm của MB 24, khi đó xác định qua mail, hoặc qua hệ thống ngân hàng điều này là dễ dàng. Điều này cũng có thể xác định MB 24 có trốn thuế không? Tại sao không xuất trình hóa đơn chứng từ?".

(Tiến sĩ  đàm Quang Minh - giám đốc trường Cao đẳng FPT)

Lương Liễu

Nguồn tin: nguoiduatin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay1,120
  • Tháng hiện tại83,991
  • Tổng lượt truy cập40,882,394
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây