Công nghệ cao, nhân lực thấp

Thứ bảy - 08/09/2012 05:40 1.108 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Hơn 70% là lao động phổ thông khiến nguồn nhân lực Khu Công nghệ Cao TPHCM khó đáp ứng cho sự phát triển

 

Cách đây chưa lâu, tại ngày hội việc làm do Ban quản lý Khu Công nghệ Cao (KCNC) TPHCM tổ chức, Công ty Nidec Sankyo Việt Nam tuyển dụng không giới hạn lao động. đối tượng công ty rao tuyển là lao động phổ thông. để có thể tuyển đủ lao động, công ty còn đưa ra chính sách "thưởng nóng" cho những ai giới thiệu được lao động vào làm việc.

Chủ yếu là lao động phổ thông

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lao động phổ thông có mặt ở hầu hết các doanh nghiệp tại KCNC, nhất là những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí chính xác như Nidec Copal, Nidec Servo Việt Nam, Nidec Vietnam Corporation...  Cuối tháng 8-2012, chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát về việc làm, tiền lương trên quy mô 800 công nhân (CN) của 8 doanh nghiệp tại KCNC.
 
Kết quả cho thấy có đến 82% CN tham gia khảo sát cho biết "chưa từng qua bất cứ khóa đào tạo nào" trước khi được tuyển dụng, 15% "đã từng đi học ở các trung tâm đào tạo nhưng ngành nghề học "không dính dáng" đến công việc đang làm. đặc biệt, một tỉ lệ rất lớn cho biết trước khi "trở thành CN", họ làm ruộng, buôn bán nhọ, làm thợ may, thợ hồ, giúp việc nhà...

Các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại Ngày hội Việc làm Khu Công nghệ Cao TPHCM
 
"Lên TPHCM tìm việc, được người quen hướng dẫn, tôi nộp đơn thì được nhận vào làm luôn. Vô đây, thời gian đầu, tất cả CN đều được công ty huấn luyện về tác phong công nghiệp, an toàn lao động và những thao tác căn bản trong quy trình lắp ráp sản phẩm. Việc lắp ráp linh kiện điện tử cũng đơn giản như cấy lúa, có gì đâu mà khó khăn, phức tạp?"- nữ CN Trần Thị Ph., quê ở Sóc Trăng, nói như vậy.

Theo số liệu của Ban quản lý KCNC TPHCM, đến nay, KCNC đã thu hút được 63 dự án đầu tư, trong đó có 27 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tuyển dụng hơn 17.000 lao động và đem lại giá trị xuất khẩu lũy kế hơn 2,7 tỉ USD. Thế nhưng, trong số ấy, lực lượng lao động có hàm lượng chất xám, trình độ công nghệ cao chỉ đếm được trên đầu ngón tay vì hơn 70% là lao động phổ thông.

Tại hội thảo "Nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ" do trường đại học Công nghệ Sài Gòn tổ chức gần đây, TS Dương Minh Tâm, Phó trưởng Ban quản lý KCNC TPHCM, cho biết: "Hiện TPHCM có 15 KCX-KCN và một KCNC thu hút 270.000 lao động là CN lắp ráp và 10.000 lao động có trình độ đại học. Dự kiến đến năm 2015, số CN lắp ráp sẽ tăng lên khoảng 400.000 người, trong khi số lao động có trình độ đại học chỉ 13.000 người.

Chỉ là những người "lắp ráp"

Không chỉ thiếu hụt lao động có trình độ cao mà việc đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ cũng không được các doanh nghiệp chú trọng. Điều 18 của Luật Công nghệ cao quy định: Doanh nghiệp công nghệ cao phải có tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu.
 
Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt 70% trở lên. Riêng số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động.

Thế nhưng ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý KCNC, trăn trở: "Điều khiến tôi băn khoăn, lo lắng là những lĩnh vực này thực tế đang hoạt động dưới hình thức gia công, sản xuất với nguồn nguyên vật liệu nhập ngoại. Do đó, chúng ta hiện chỉ là những người "lắp ráp" và hoàn thiện sản phẩm nên giá trị gia tăng của các sản phẩm làm ra còn rất thấp".

GS Phạm Phụ, trường đại học Bách khoa (đại học Quốc gia TPHCM), nhận định: "thời gian qua, chúng ta chỉ làm điều rất đơn giản là thâm dụng lao động nhưng với tình hình công nghệ của Việt Nam hiện nay là rất đáng e ngại. Bởi sự phát triển của nền khoa học công nghệ luôn đòi họi lực lượng lao động tương thích mới đáp ứng được nhu cầu phát triển".

Mất cân đối cung cầu

Giai đoạn 2011-2015, TP sẽ ưu tiên phát triển nhân lực cho các ngành công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao như cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa, điện tử và công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm (tinh chế), hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm. Thế nhưng, theo khảo sát của đại học Quốc gia TPHCM, trong 8 nhóm ngành đào tạo hệ chính quy tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TPHCM, số sinh viên theo học ngành kỹ thuật công nghệ chỉ chiếm 32,75%, khoa học tự nhiên 3,06%, trong khi nhóm ngành tài chính - ngân hàng - pháp luật chiếm 40,58%.

Bài và ảnh: HUọ²NH NGA

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại59,134
  • Tổng lượt truy cập41,126,937
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây