Giảm ngay độc quyền của các tập đoàn

Thứ tư - 23/05/2012 03:23 1.531 0
Không dùng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để điều tiết kinh tế vĩ mô, tách bạch nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ chính trị - xã hội, giảm tối đa sự độc quyền, phải đánh giá lại toàn diện mô hình thí điểm xây dựng các tập đoàn (Tđ), tổng công ty (TCT).

đó là những đề nghị của ủy ban Kinh tế (UBKT) Quốc hội trong báo cáo giám sát đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế do Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu báo cáo chiều 21.5. Sau khi thảo luận, các thành viên ủy ban nhất trí đề nghị ưu tiên đầu tiên là xây dựng cơ chế quản lý minh bạch của DNNN, tạo điều kiện cho các DN phải cạnh tranh bình đẳng. đồng thời, sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả, giảm dần và loại trừ các chi phí ngoài kinh doanh, công bố minh bạch thông tin định kỳ rộng rãi trước công chúng. DNNN có nhiệm vụ đi trước, mở đường ở những ngành, lĩnh vực mà các DN thuộc thành phần khác không đủ năng lực, những ngành đòi họi về vốn và công nghệ, tạo nền tảng cơ bản cho những ngành sản xuất công nghệ hiện đại có giá trị gia tăng cao.

 

Giảm ngay độc quyền của các tập đo� n
Tách bạch nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ chính trị - xã hội ở các tập đoàn là yêu cầu bức thiết hiện nay - Ảnh: đ.N.T

 

Việc thoái vốn của các Tđ, TCT nhà nước ra khơi các ngành kinh doanh không liên quan nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính, nhất là trong lĩnh vực tài chính cần có lộ trình thực hiện một cách cẩn trọng để tránh gây đột biến lớn đối với nền kinh tế. Ngoài ra, kiên quyết tách bạch nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận với các nhiệm vụ an sinh xã hội khác không vì mục tiêu lợi nhuận. Cần hạn chế tối đa trách nhiệm chính trị - xã hội đối với các DNNN, nhiệm vụ này do chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hội thực hiện.

Cũng theo ông Giàu, Chính phủ cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện chương trình thí điểm mô hình Tđ kinh tế nhà nước để từ đó có chính sách tiếp theo cho phù hợp như: Ban hành luật quản lý việc sử dụng vốn nhà nước vào mục đích đầu tư, kinh doanh tại các DNNN. Cải cách hệ thống quản trị và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của DN này. đặc biệt, phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và mô hình hoạt động của Tđ kinh tế, kinh doanh lành mạnh theo nguyên tắc thị trường, trước mắt giảm tối đa tính độc quyền của Tđ, TCT, hoàn thiện mô hình công ty mẹ - công ty con. Hoàn thiện cơ chế người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên cơ sở làm rõ địa vị pháp lý, mối quan hệ với cơ quan quản lý vốn, cơ quan quản lý nhà nước.

 

Vẫn còn cân nhắc giảm giá xăng

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội trước phiên khai mạc sáng ngày 21.5, Bộ trưởng Bộ Tài chính - Vương đình Huệ cho biết, tín hiệu giảm giá xăng dầu đã rõ, tuy nhiên Bộ còn phải theo dõi diễn biến thêm vài ngày nữa, bởi giá vừa giảm cách đây 9 ngày, trong khi đó chu kỳ lưu kho xăng dầu là 30 ngày. Lần giảm gần đây, cơ quan quản lý đã tính sát từng đồng, hầu như không còn dư địa lãi. Nếu giá thế giới tiếp tục giảm, ngoài việc cân nhắc giảm giá trong nước, Bộ sẽ cân nhắc tăng thuế nhập khẩu.

Liên quan đến gói hỗ trợ DN, mặc dù UB Tài chính - Ngân sách (TCNS) chưa đồng tình với một số giải pháp, đặc biệt việc giảm 50% thuế VAT cho các cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, suất ăn cho công nhân, ông Huệ khẳng định Bộ Tài chính sẽ tiếp tục bảo vệ đề xuất của mình khi vấn đề này được đem ra bàn thảo rộng rãi tại Quốc hội. Cũng theo ông Huệ, lạm phát tăng chậm trong 4 tháng đầu năm, nhưng vẫn ở mức cao nếu so với mặt bằng giá cả cùng kỳ năm ngoái. Với những lao động nghèo, học sinh, sinh viên, tiền thuê nhà chỉ cần giảm vài chục nghìn mỗi tháng cũng là khoản có ý nghĩa, vì vậy Chính phủ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để bổ sung các giải pháp hỗ trợ phù hợp cho DN.

 

 

Nhiều sai phạm trong quản lý ngân sách

đánh giá về báo cáo quyết toán ngân sách 2010 của Chính phủ, UB TCNS đồng ý với mức tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) là 777.283 tỉ đồng. Tổng số chi cân đối NSNN là 850.874 tỉ đồng, bội chi 109.191 tỉ đồng, bằng 5,5% GDP, thấp hơn mục tiêu 6,2% GDP đã đặt ra. Tuy nhiên, chi đầu tư phát triển sau quyết toán là 183.166 tỉ đồng, vượt dự toán ban đầu 57.666 tỉ đồng, gây nhiều thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, nhiều công trình dở dang, thời gian thi công kéo dài, hiệu quả không cao, sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng vẫn nhiều và khắc phục chậm, nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản lớn.

Về kết quả kiểm toán quyết toán NSNN năm 2010, theo UB TCNS, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều sai phạm, bất cập trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, kiến nghị tăng thu 3.207,9 tỉ đồng, giảm chi 2.199,2 tỉ đồng, nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách phát hiện tăng thêm 1.204,3 tỉ đồng. Kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của các đơn vị được kiểm toán niên độ ngân sách 2009 tính đến ngày 31.12.2011 đạt 68,9% tổng số kiến nghị xử lý về tài chính, nhưng một số trường hợp còn có ý kiến khác nhau, chế tài xử và thẩm quyền xử lý chưa được quy định rõ ràng, nên kết quả thực hiện các kiến nghị chưa cao.

Anh Vũ

 

BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (2)
MINH TRÍ
KHÔNG NÊN đọ‚ TẬP đOÀN Điọ†N Lọ°C VIọ†T NAM EVN đọ˜C QUYọ€N TRONG THU MUA VÀ BÁN Điọ†N. Hiện nay Tập đòan điện lực VN EVN đang độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai như Trung Quốc vv… Do bị ép giá , giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên nhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do Tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại tòan bộ cổ phần cho Tập đòan, báo đài cũng đã phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện. Tập đòan cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng , khó kiểm tra kiểm sóat , trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân mới biết được họat động tài chính của tập đòan . đề nghị nhà nước không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa , rồi lại nâng giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của tập đòan điện lực Việt Nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt Nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tập đòan, Tập đòan điện lực Việt Nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi. Về lâu dài đề nghị các bộ ban ngành có chức năng, sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh quyết định 24 chính phủ cho hợp lý, tránh tập đoàn EVN dựa dẫm vào quyết định trên, để có cớ để tăng giá điện, ảnh hưởng đến đại đa số đọi sống khó khăn của người dân hiện nay. MINH TRÍ
trang - Vinh Long
Việc các tập đoàn kinh tế nhà nước độc quyền trong một số lĩnh vực , đặc biệt là lĩnh vực năng lượng , không là động lực giữ cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững mà trong nhiều trường hợp đã trở thành thế lực lũng đoạn đất nước. Nhà nước có cần phải duy trì sự độc quyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước này ? Dùng tiền của dân mà lại gây khó khăn cho dân và đất nước là không thể được.

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại54,198
  • Tổng lượt truy cập41,234,799
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây