Giúp Tây Nguyên phát triển bền vững

Thứ năm - 13/12/2012 22:44 1.281 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Vùng đất Tây Nguyên đang đứng trước những khó khăn, thách thức của nạn phá rừng, thoái hóa đất, đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu... Chương trình Tây Nguyên 3 (giai đoạn 2011 - 2015), với sự phối hợp thực hiện giữa Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đang góp phần giúp các địa phương khu vực Tây Nguyên phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.





Nông dân Thuận An (đắk Mil) thu hoạch cà phê. Ảnh: Ngọc Tâm
 



Cuối năm 2011, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) phê duyệt 19 đề tài thuộc chương trình Tây Nguyên 3, trong đó có 13 đề tài nghiên cứu cơ bản và sáu đề tài KH và CN. Năm 2012, tiếp tục triển khai 21 đề tài, trong đó có 12 đề tài khoa học xã hội và nhân văn.
 
Theo tiến sĩ Nguyễn Ðình Kỳ, Phó Chủ nhiệm chương trình Tây Nguyên 3, các đề tài dù là nghiên cứu cơ bản, triển khai công nghệ hay đề tài về khoa học xã hội và nhân văn đều bám sát định hướng về các nhóm vấn đề cần tập trung giải quyết của chương trình.
 
Trong đó một số đề tài, nhiệm vụ bước đầu xác định được mục tiêu, các nội dung cần tập trung điều tra, nghiên cứu và sản phẩm cuối cùng. Chẳng hạn đề tài "Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên" do PGS, TS Trần Văn Ý làm chủ nhiệm.
 
Nhằm ngăn chặn tình trạng thoái hóa đất, giảm năng suất và chất lượng cây trồng, PGS, TS Nguyễn Cửu Khoa thực hiện đề tài "Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất phân u-rê và NPK nhả chậm ứng dụng cho các loại cây trồng vùng Tây Nguyên". Ðến thời điểm này, sau các kết quả nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và tổng hợp các loại màng tinh bột bao bọc phân, nhóm nghiên cứu đã tiến hành sản xuất các loại phân nhả chậm với công thức phù hợp cho từng loại cây thử nghiệm (cà-phê, chè, tiêu, bông, ngô và cao-su). Ðồng thời sản xuất hơn 2.000 kg chất giữ ẩm để kết hợp với phân u-rê và NPK nhả chậm. Quy trình sản xuất cũng như công thức bón phân nhả chậm cho các loại cây trồng thử nghiệm đã được nhóm nghiên cứu xây dựng và triển khai cho hai đối tượng cây ngô và cà-phê ở tỉnh Ðắk Nông.
 
Sau hơn 20 năm kết thúc chương trình Tây Nguyên 2 (1988) "Xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên" với hơn 70 đề tài, nhiệm vụ đã điều tra đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực... phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2000. Trên cơ sở đó, bằng các chương trình, dự án, Nhà nước đã dành sự đầu tư đáng kể cho Tây Nguyên. Theo thống kê của cơ quan chức năng, nguồn vốn đầu tư cho Tây Nguyên giai đoạn 1996 - 2000 đã tăng gấp bốn lần so với các năm từ 1991 đến 1995. Cũng nhọ vậy đã góp phần giúp các địa phương vùng Tây Nguyên có mức tăng trưởng kinh tế khá cao (từ 8% đến 11%/năm), đọi sống của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện.
 
Tuy nhiên, các tỉnh Tây Nguyên cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Ðiều dễ nhận ra là những năm qua, kinh tế khu vực Tây Nguyên còn phát triển nặng về hình thức tự phát mà chưa theo một quy hoạch nào. Tình trạng di dân tự do, nhất là từ các tỉnh miền núi phía bắc vào Tây Nguyên, dẫn đến nhu cầu đất ở, đất cho sản xuất tăng cao khiến diện tích rừng của các tỉnh Ðắk Lắk, Gia Lai... bị thu hẹp. Nạn chặt phá rừng bừa bãi, cộng với một số yếu tố khác làm cho tốc độ suy thoái về tài nguyên đất, tài nguyên nước, suy giảm đa dạng sinh học... diễn ra một cách nhanh chóng. 




Nông dân xã Nam Dong (Chư Jút) xạc ngô. Ảnh: Y KRăk
 




Cũng vì lẽ đó, Chương trình "Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội và đề xuất luận cứ khoa học - công nghệ phục vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030" (gọi tắt là Chương trình Tây Nguyên 3) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (chủ trì) thực hiện.
 
Hai năm trở lại đây, Viện KH và CN Việt Nam, cùng Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ các tỉnh Tây Nguyên xây dựng, đề xuất và lựa chọn gần 60 đề tài, nhiệm vụ KH và CN để triển khai đến năm 2015. Trên cơ sở đó cung cấp các cơ sở dữ liệu, luận cứ khoa học phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương và cả khu vực Tây Nguyên. Ðồng thời tạo bước tiến mới trong ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng đất có vị trí chiến lược này.
 
Giáo sư, TS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện KH và CN Việt Nam, Chủ nhiệm chương trình nêu rõ  nội dung nghiên cứu của các đề tài, dự án phải xuất phát từ nhu cầu thực tế cuộc sống; giải quyết được những vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng đang đặt ra cho mỗi địa phương và cả khu vực. Làm được như vậy mới thể hiện được vai trò của KH và CN trong việc góp phần thúc đẩy Tây Nguyên thu hẹp khoảng cách với các khu vực khác trong cả nước và phát triển một cách bền vững.
 
Theo Nhân dân
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập205
  • Hôm nay4,169
  • Tháng hiện tại55,539
  • Tổng lượt truy cập41,123,342
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây