Thế nhưng, điều đáng nói là đối với những diện tích cà phê trồng thuần thì phải tưới nước từ 4-5 đợt, trong khi đó diện tích cà phê có trồng đai rừng chắn gió, trồng cây che bóng xen trong vưọn cà phê chỉ tưới nước từ 2 đến 3 đợt. Việc giảm số lần tưới không những tiết kiệm được lượng nước, chi phí đầu tư của bà con mà còn tạo điều kiện cho cây cà phê xanh tốt, tiếp tục phát triển ngay trong mùa khô.
|
Trồng cây chắn gió trong vưọn cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Y Krăk |
Do phần lớn địa hình của tỉnh là đồi dốc nên khi bước vào mùa khô cùng với thời tiết nắng nóng thì cưọng độ gió trong mùa cũng trở nên khốc liệt hơn, khiến cho lượng nước bốc hơi mạnh, vưọn cây suy kiệt nhanh chóng do ảnh hưởng. Trong khi đó, nhiều năm qua, người trồng cà phê trong tỉnh đã hiểu biết rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê. Họ cũng đã từng áp dụng kỹ thuật trồng cây che mát và chắn gió bằng các loại cây như: muồng vàng, luồng mứt, cây ăn quả… trong vưọn cà phê của mình. Nhưng những năm gần đây, nhiều vùng đất mới vừa khai phá như ở huyện đắk Glong, Tuy đức, đắk Song… người dân vừa chặt phá cây rừng xong là xuống giống cà phê. Mặc dù đa số các rẫy cà phê vẫn cho thu hoạch, nhưng năng suất không cao. Còn tại một số địa phương có bề dày về kinh nghiệm trồng cà phê thì do nông dân lại chạy theo năng suất nên đã đốn bọ toàn bộ các loại cây chắn gió trong vưọn, chuyển sang canh tác độc canh cây cà phê và thực hiện giải pháp tập trung bón phân và tưới nhiều nước để đạt được năng suất cao nhất. Tuy nhiên, việc làm này đã dẫn đến vưọn cà phê phát triển thiếu tính bền vững. Theo nhiều hộ dân cho biết thì sau khi loại bọ cây che bóng và chắn gió, vưọn cà phê đã cho năng suất khá cao, nhưng chỉ trong một vài năm rồi sau đó vưọn cà phê bắt đầu có dấu hiệu suy kiệt do khai thác quá mức. đồng thời, do cách chăm sóc cực đoan, lạm dụng quá nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên nhiều loại sâu bệnh trở nên kháng thuốc và phát sinh gây hại ngày một tăng cộng với thời tiết nắng, gió đã làm cho không ít vưọn cà phê nhanh chóng suy tàn.
Trước thực tế đó, thời gian qua, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, phòng nông nghiệp các địa phương đã tích cực hướng dẫn nông dân khôi phục, thực hiện biện pháp trồng cây chắn gió trong vưọn cà phê mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như huyện đắk Song là địa bàn có cưọng độ gió rất cao vào mùa khô, nhưng có không ít trang trại trồng cà phê đã sử dụng cây mít nghệ để trồng xen trong vưọn cà phê đã giúp cho vưọn cà phê sinh trưởng, phát triển ổn định. Còn tại huyện đắk Mil, trong mấy năm qua, cùng với việc đầu tư phát triển diện tích cà phê chất lượng cao thì nông dân ở đây còn tổ chức trồng đai rừng chắn gió, cây che bóng bằng cây muồng đen, sầu riêng, hồ tiêu… vào vưọn cà phê. Nhọ vậy, hiện nay, có hàng ngàn héc ta cà phê kinh doanh của bà con tuy gặp thời tiết khô hạn, nhưng cũng chỉ mới bắt đầu tưới nước đợt 1, trong khi những vưọn cà phê trồng thuần đã bước vào tưới đợt 2. Gia đình anh Diệp Văn Đinh ở thị trấn đắk Mil có 2 ha cà phê kinh doanh và trồng xen trên 150 cây sầu riêng cơm vàng hạt lép, mỗi năm, nhọ trồng cây che bóng không những giúp giảm chi phí tưới nước mà còn có thêm khoảng thu nhập từ cây phụ thu từ 20-25 triệu đồng. Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Chín ở thôn 3B, xã Quảng Sơn (đắk Glong) cũng trồng hồ tiêu, cây ăn quả làm cây che bóng, chắn gió cho trên 6 ha cà phê kinh doanh. Theo bà Chín thì việc trồng đai rừng, cây ăn quả trong vưọn cà phê không làm thay đổi năng suất, sản lượng, chất lượng cà phê mà còn làm tăng thêm hiệu quả kinh tế so với trồng thuần cây cà phê.
Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh qua kết quả kiểm tra từ các mô hình trồng xen cây sầu riêng, hồ tiêu, bơ trong vưọn cà phê không những giúp hạn chế được số lần tưới nước mà hiệu quả kinh tế từ mô hình này mang lại cao hơn từ 20-25 triệu đồng/ha trở lên so với trồng thuần cà phê. Ngoài ra, việc trồng đai rừng chắn gió, trồng cây che bóng là một trong những giải pháp thực hiện đa dạng hóa cây trồng trong vưọn cà phê, giúp cho các nông hộ tránh được nguy cơ thua lỗ trong trường hợp độc canh cây cà phê.
Văn Tâm