Không cần công thức pha chế bột bắp + bột đậu nành cháy + hương liệu để làm nên những ly cà phê bẩn, giờ chỉ cần vài giọt "tinh chất cà phê", người ta có thể biến nước lã thành ly "cà phê" thơm lừng.
Trước tình trạng cà phê già cỗi, năng suất không ổn định, giá cả lại không cao, nhiều hộ nông dân tại xã Đức Mạnh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông đã chọn giải pháp trồng xen hồ tiêu vào vườn cà phê. Qua hơn 4 năm thực hiện, nhiều vườn cà phê xen hồ tiêu đã cho thu hoạch. Mặc dù còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về mô hình này nhưng theo đánh giá của bà con nông dân, trồng xen hồ tiêu trong cà phê với mật độ phù hợp là giải pháp hữu hiệu về kinh tế.
Sau một thời gian trầm lắng, từ đầu tháng 2 đến nay, giá cà phê nhân liên tục tăng đã làm cho thị trường mua bán mặt hàng này sôi động trở lại. Ghi nhận tại các điểm thu mua cà phê và từ phía hộ dân cho thấy, nhiều nông dân đang dự trữ cà phê chờ giá đã mạnh dạn xuất hàng bán để lấy tiền đầu tư cho vụ mới.
Theo Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Chư Jút, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên rệp sáp đã xuất hiện trên cây cà phê ở một số địa phương như: xã Nam Dong, Đắk D’rông, Đắk Wil… làm cành cà phê vàng úa, khô héo, còn trái cà phê non bị khô đen, ảnh hưởng lớn đến năng suất trong niên vụ tới.
Hiện nay, cà phê là thức uống đang được nhiều người ưa dùng. Thế nhưng, chất lượng sản phẩm cà phê bột, cà phê hòa tan đang ở mức báo động đỏ mà vẫn còn “bỏ ngỏ”. Thực tế, hiện nay ở nước ta vẫn chưa có các quy chuẩn về chất lượng cà phê hòa tan, cà phê bột nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Khi bán 1 kg cà phê nhân, Việt Nam thu được khoảng 2 USD, tương đương với giá trung bình của 1 ly cà phê ở nước ngoài, trong khi 1 kg cà phê có thể pha đến 50 ly!
thời gian qua, việc người trồng cà phê không trồng cây che bóng, chắn gió đã dẫn tới hậu quả vưọn cà phê nhanh chóng suy kiệt. Trước thực tế này, nhiều hộ dân xã Nhân Cơ, huyện Đăk Rlấp đã áp dụng mô hình "Hai trong một"- Trồng cà phê xen sầu riêng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình anh Trịnh Ngọc Võ, ở thôn 4, xã Quảng Khê (đắk Glong) có 2 ha cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh. Mấy năm trước, anh đã trồng thêm tiêu và các loại cây ăn trái như sầu riêng, bơ, chuối trong vưọn cà phê. đến nay, các loại cây ăn trái đã bắt đầu cho thu hoạch, trong khi năng suất cà phê vẫn giữ ổn định khoảng 3 tấn/ha.
Vài năm trở lại đây, trước thực trạng nhiều vưọn cà phê trên địa bàn bị già cỗi, kém năng suất, các hộ nông dân tại xã Thuận An (đắk Mil) đã từng bước thực hiện "trẻ hóa" bằng cách ghép những giống cà phê có năng suất cao vào những gốc cà phê đã già cỗi. Hiện nay, cách làm này đã và đang mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển bền vững trong thâm canh cây cà phê tại địa phương.
Trong khi giá cà phê trên thế giới với xu hướng giảm, thì riêng Việt Nam là nước chủ lực về sản xuất cà phê robusta lại có giá xuất khẩu cà phê liên tục tăng mạnh từ đầu năm đến nay.
Hàng năm, khi bước vào mùa khô, người trồng cà phê trong tỉnh lại phải căng sức ra quên cả ngày đêm để cung cấp nước cho vưọn cà phê. Việc tưới nước cho vưọn cà phê không những tốn công sức mà sau một mùa tưới, người trồng cà phê còn phải đầu tư hàng chục triệu đồng mua xăng dầu tưới cho mỗi ha cà phê.
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại.