Những bất cập này đã được đặt lên bàn của Bộ Trưởng Bộ NN và PTNN Cao đức Phát sáng 22 - 3 tại Cổng Thông tin Chính phủ.
Bộ trưởng trả lời nhân dân sáng 22 - 3 |
Phá rừng, buôn gỗ, không có "thuốc" chữa?
Ông Nguyễn Văn Chi ở tỉnh Bình Dương bức xúc: Trong nhiệm kỳ công tác, Bộ trưởng đã làm được rất nhiều việc, nhưng trước tình trạng phá rừng đã đến mức đặc biệt nghiêm trọng như hiện nay thì Bộ trưởng vẫn chưa có giải pháp gì hiệu quả, các vụ phá rừng và vận chuyển gỗ lậu gần đây cho thấy không chỉ có sự tiếp tay của lực lượng kiểm lâm, mà còn có cả sự bao che của chính quyền địa phương. Điều này chắc là Bộ trưởng biết rất rõ, phải chăng căn bệnh này không còn thuốc chữa?
Trước thực trạng này, Bộ Trưởng Cao đức Phát cho biết: phá rừng trái pháp luật là vấn đề rất bức xúc trong xã hội. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đang khai thực hiện nhiều biện pháp để cùng các địa phương kiểm soát tình hình
Thực tế, nhiều năm qua, tình hình phá rừng trên phạm vi cả nước nói chung đã giảm xuống. Tuy nhiên, tại một số địa phương, nhất là Tây Nguyên, tình hình phá rừng vẫn diễn ra khá gay gắt.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 1685 ngày 27/9/2011 và gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 07 ngày 8/2/2012 về các cơ chế chính sách để tăng cưọng bảo vệ rừng.
Chúng tôi thấy rằng, vấn đề lớn đặt ra là chúng ta cần triển khai tổ chức quyết liệt hơn, tức là cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng ở Trung ương và đặc biệt là các đồng chí ở địa phương.
Phải nói rằng, trách nhiệm trước hết của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đảng, trước Quốc hội, Chính phủ, trước nhân dân. Nhưng để thực hiện, chúng tôi cũng cần sự ủng hộ và hỗ trợ của các bộ ngành, đặc biệt là của các đồng chí ở cấp cơ sở.
Trả lời câu họi: Phá rừng tự nhiên để trồng các loại cây công nghiệp, điều đó cho thấy đã đổi một hệ sinh thái bảo vệ con người để lấy kinh tế nuôi con người. Tất nhiên cả hai giá trị đó đều cần thiết, nhưng dù là có lợi về kinh tế nhưng chưa chắc đã lợi về môi trường. Bộ trưởng Cao đức Phát cho hay: Khi chúng ta triển khai thực hiện, cần rất cân nhắc, tùy điều kiện cụ thể từng nơi để có sự lựa chọn cho phù hợp, miễn là đem lại lợi ích cao nhất cho bà con nông dân và cho đất nước.
Trên thực tế, nhiều loại cây nông nghiệp cũng có tác dụng giữ nước, giữ đất nhất định dù có thể không bằng rừng tự nhiên, đồng thời đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, tôi nhắc lại, chúng ta cần phải rất cân nhắc, lựa chọn kỹ tùy từng khu vực đất đai cụ thể.
Tạo điều kiện cho dân hưởng lợi từ rừng
độc giả Phan Huy Ngọc, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh đắk Lắk đặt ra câu họi:
Nhà nước không thể giữ rừng nếu nỗ lực một cách đơn phương. Vì vậy Chính phủ đã có những chính sách thu hút người dân tham gia bảo vệ rừng, mặc dù vậy, một bộ phận không nhọ người dân sống gần rừng nhưng vẫn rất nghèo khó, điều đó khiến họ làm ngơ trước những hành vi phá rừng diễn ra dưọng như công khai ở nhiều địa phương. Vấn đề này đã được quan tâm như thế nào?
Thực trạng ngang nhiên phá rừng vẫn diễn ra |
Theo Bộ trưởng Cao đức Phát: chúng ta đã có kinh nghiệm từ nhiều năm và đúng như ông Phan Huy Ngọc đã nêu, để bảo vệ được rừng, trước hết chúng ta phải có cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho bà con nông dân sống gần rừng tham gia bảo vệ rừng với Nhà nước.
Cách thứ nhất là chính sách giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, hiện nay Chính phủ đang giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất chính sách để nhân dân có thể hưởng lợi từ rừng, coi rừng cũng như là của mình để bảo vệ và hưởng lợi từ rừng.
Mặt khác, nhiều bà con nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đọi sống, Chính phủ có chính sách giúp bà con nông dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, có thu nhập từ nguồn khác thay vì phải trông đợi nhiều vào rừng.
để làm rõ vẫn đề cần có người dân địa phương tham gia bảo vệ rừng, độc giả Phan Huy Ngọc họi: Vụ vận chuyển hơn 500 m3 gỗ của công ty Ngọc Hưng bị Hải quan giữ tại đà Nẵng cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến. Bộ Nông nghiệp đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao nhiệm vụ kiểm tra vụ việc này, vậy kết quả kiểm tra như thế nào?
Bộ Trưởng Cao đức Phát trả lời: Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cử cán bộ cùng với các cơ quan chức năng để kiểm tra về vụ việc này. đây là vụ việc liên quan đến luật pháp, xin phép độc giả là khi nào vụ việc được kiểm tra, làm rõ, có kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi sẽ thông báo cụ thể.
Bất cập trong chính sách cán bộ
độc giả ở địa chỉ hòm thư kieudoandat@gmail.com: Tôi đang công tác tại một Ban quản lý rừng phòng hộ thuộc tỉnh Lâm đồng xin gửi Bộ trưởng một câu họi ngắn như sau:
đến nay chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức trong các Ban quản lý rừng đang rất bất cập, ngoài những chính sách bình thưọng như các cơ quan hành chính vẫn chưa có gì thêm chính sách nào cả trong chúng tôi đang bảo vệ rừng tại gốc. (Xin trích thêm là đối với lực lương kiểm lâm thì đã có nhiều chính sách khác nhau để hỗ trợ). Xin Bộ trưởng cho biết Bộ sẽ có chính sách nào và thời gian đến bao lâu thì mới có chính sách mới?
Bộ trưởng cho biết: Về vấn đề này, chúng tôi đã nắm được tình hình. đúng là có những bất cập trong cơ chế hiện hành và việc đầu tư thông qua các ban quản lý rừng để bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, trong đó có bất cập trong chính sách cho cán bộ. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm đề xuất những chính sách phù hợp hơn để tạo điều kiện cho các ban quản lý đủ khả năng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong năm 2012, chúng tôi sẽ trình chính sách này lên Chính phủ.
Lê Nguyễn
à kiến bạn đọc
MINH TRÃ (14:43 - 22/03/2012)
Nguồn tin: infonet.vn