Theo đó, đức Thánh Trần nêu ra 8 điểm với lời lẽ rất cụ thể, dung dị nhưng bao quát được mọi vấn đề của cái đạo làm tướng mà hôm nay chúng ta có thể học để chọn người làm quan chức.
Trong 8 điểm ấy, hai cách đầu tiên có thể hình dung là một thử thách theo kiểu "trực quan sinh động":
1- Họi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không.
2- Gạn cũng bằng lời lẽ xem có biến hóa không.
Phàm đã là người làm tướng (hay chuẩn bị bổ nhiệm làm quan chức) thì phải am hiểu lĩnh vực mà mình phụ trách. đó phải là tiêu chí đầu tiên khi xem xét đến các tiêu chí khác. Không những thế, phải dự kiến cả những phương án hóa giải khó khăn, thử thách nếu gặp phải để bảo toàn lực lượng (nếu là người làm tướng), để giữ vững sự ổn định và phát triển của ngành, đơn vị, địa phương mà mình lãnh đạo (nếu là quan chức).
Hai cách tiếp theo đã được nâng lên một cấp độ cao hơn:
3- Cho gián điệp thử để xem có trung thành không.
4- Họi rõ ràng tưọng tận xem đức hạnh thế nào.
Với người làm tướng (hay quan chức), mọi việc làm, quyết định của họ có ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy sự trung thành và lòng yêu nước phải được thử thách, kiểm chứng và bản thân họ phải chứng tọ được tài năng, đức độ, có tấm lòng nhân hậu, bao dung.
Muốn chọn được tướng giọi (hay chọn quan chức có năng lực) thì 4 điểm nêu trên mới chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ. Hưng đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn tiếp tục đưa ra những yêu cầu mới, cao hơn, nghiệt ngã hơn để thử thách người làm tướng:
5- Lấy của để mà thử xem có thanh liêm không.
6- Lấy sắc đẹp mà thử xem có đứng đắn không.
Có thể nói, đây là một thử thách thực sự phải vượt qua nếu muốn trở thành người làm tướng (hay quan chức) có tài, có đức. Từ cổ chí kim đã cho chúng ta thấy, nhiều bậc quân vương, nhiều công hầu khanh tướng cũng tài ba lỗi lạc, cũng muốn vì lợi ích quốc gia, dân tộc nhưng lại không đủ bản lĩnh vượt qua cái bẫy "tiền tài" và "gái đẹp", trở thành bạo chúa, hại nước, hại dân để lại tiếng nhơ muôn đọi.
Hai điểm cuối cùng mà đức Thánh Trần đề ra để chọn tướng cho thấy yêu cầu vô cùng khắt khe trước khi quyết định giao sinh mệnh ba quân cho một con người:
7- Lấy việc khó khăn mà thử xem có dũng cảm không.
8- Cho uống rượu say mà thử xem có giữ được thái độ không.
Phàm đã là người làm tướng phải xông pha trận mạc (cũng như người làm quan chức phải biết đứng mũi chịu sào) nếu không có lòng dũng cảm, ngại khó khăn thì dễ nản chí, không có được những quyết định sáng suốt, kịp thời, xử lý tình huống những hoàn cảnh tưởng chừng như bế tắc thì thiệt hại do họ gây ra sẽ vô cùng lớn. Phải có bản lĩnh, làm chủ được mình, nếu để men rượu điều khiển hành vi thì hậu quả sẽ khó lưọng.
Chuyện thời Tam Quốc có Trương Phi tính tình nóng nảy, trong khi say rượu thưọng hung hăng đánh đập quân sĩ. Vì không nghe lời dặn của Lưu Bị, trước khi mang quân đi đánh Ngô, Trương Phi lại say rượu đánh đập Phạm Cương và Trương đạt là hai tướng dưới trướng để đến nỗi bị Phạm, Trương giết chết, rồi bọn chúng cắt đầu Trương Phi sang hàng đông Ngô. Người làm tướng như Trương Phi không chết oanh liệt ở sa trường mà chết vì bị rượu điều khiển làm điều xằng bậy. Cái chết đó chẳng những thiệt thân mà còn góp phần khiến cho sự nghiệp của Lưu Bị sớm bị bại vong. đó há chẳng phải là lời cảnh tỉnh nhãn tiền sao?
***
đọc xong 8 điểm trong phương pháp xem người chọn tướng của Hưng đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn, thử nhắm mắt lại hình dung, ta thấy được nhãn quan của một vĩ nhân suốt cuộc đọi quên lợi ích riêng tư, toàn tâm toàn ý vì muôn dân và đất nước. Và phương pháp ấy đã chọn lọc cho nhà Trần những người hiền tài, đồng lòng dốc sức tạo nên một sức mạnh vô biên của nước đại Việt ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông - một đạo quân tưởng chừng như bách chiến bách thắng, chiếm gần trọn cả châu Ã, châu Âu vẫn phải chịu thảm bại, khuất phục trước hào khí đông A.
Trần đại