Nâng cao chất lượng cà phê để tăng sức cạnh tranh

Thứ hai - 21/11/2011 02:42 1.822 0
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại.


Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới về sản lượng cà phê nhân (sau Braxin). đây là một trong 5 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị lớn hơn 1 tọ· USD của Việt Nam. Tuy nhiên về chất lượng cà phê lại không đồng đều, đặc biệt cà phê bị loại thải còn chiếm tọ· lệ cao trong tổng số cà phê bị loại thải của thế giới. Điều này không những gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới nếu không có giải pháp khắc phục.
 
Mặt khác hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay dựa trên sự thọa thuận giữa bên mua và bên bán; việc phân loại chất lượng theo tọ· lệ hạt đen, hạt vỡ là cách phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới không còn áp dụng.




Cần thu hoạch cà phê lúc chín để đảm bảo chất lượng. Ảnh: Ngọc Tâm
 




Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vifoca), tình trạng hái cà phê xanh hiện nay vẫn diễn ra phổ biến và có nguy cơ không kiểm soát được, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, đặc biệt là cà phê Arabica. Nguyên nhân có thể do giá cà phê tăng cao, người dân sợ bị hái trộm và chi phí nhân công thu hái quá cao nên thu hoạch sớm toàn trái xanh. Ngoài ra, có thể do doanh nghiệp (DN) thu mua không phân biệt rõ về giá giữa cà phê chín và xanh nên không khuyến khích được người dân. Niên vụ 2010-2011, DN chế biến khô 40% sản lượng cà phê Arabica hầu như tỉ lệ lẫn cà phê xanh non cao gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thử nếm. Bên cạnh đó, còn xuất hiện tình trạng gian lận để tăng trọng cà phê bằng cách đổ cà phê xanh, chín mới hái vào bể chứa nước ngâm, nếu ngâm khoảng 12 tiếng đồng hồ, trọng lượng sẽ tăng 14%.
 
để khắc phục những tiêu cực trên, Vifoca khuyến cáo, DN phải thọa thuận trước với hộ nông dân mua giá cao cà phê nguyên liệu chất lượng trái chín chiếm khoảng 95%, trái xanh chỉ chiếm dưới 15%. đưa cà phê vào ngành hàng sản xuất có điều kiện, quy định tiêu chuẩn cấp phép cho DN theo từng đối tượng là hợp lý, hạn chế những DN có năng lực xuất khẩu kém, gây nhiễu loạn thị trường. Các ngành chức năng phải tăng cưọng kiểm tra DN gian lận, đồng thời trích quỹ hỗ trợ nông dân tái canh, trồng mới thay cây cà phê đã già cỗi trong thời gian nhanh nhất. Nhiều ý kiến cho rằng, với việc ký kết thọa thuận hợp tác phát triển xuất khẩu giữa Vifoca và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT về hỗ trợ vốn tín dụng lên đến 5.000 tỉ đồng, ưu đãi lãi suất thì chắc chắn năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam sẽ được tăng cao.
 
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT cho biết, một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng cà phê là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. đây là hệ thống tiêu chuẩn mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO). Việc áp dụng tiêu chuẩn mới còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông dân thay đổi tập quán tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Thật ra TCVN 4193:2005 đã ban hành từ năm 2006 nhưng đến nay mới có khoảng 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước áp dụng và chỉ chiếm 1-2% sản lượng cà phê xuất khẩu. Mặt khác, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay vẫn theo hình thức thọa thuận về chất lượng dựa theo cách phân loại cũ, chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí: độ ẩm, tọ· lệ hạt đen, hạt vỡ, chưa theo tiêu chuẩn mới.
 
Theo các chuyên gia, để nâng cao chất lượng cà phê, người trồng cà phê nên bố trí nhân công thu hái cà phê làm nhiều đợt. Khi thấy cà phê chín là thu hái dần vừa đảm bảo chất lượng, tránh cà phê chín nẫu, khô và hái lẫn nhiều quả xanh, vừa tốn ít nhân công và chủ động sân phơi...  Nhiều hộ dân trồng cà phê lâu năm cho rằng, nếu thu hái cà phê làm nhiều đợt thì 1 ha cà phê chỉ cần một lao động cũng đảm nhận được từ khâu chăm sóc đến thu hoạch, vì hễ thấy có quả chín là hái dần, chỉ đợt cuối cùng thì mới hái toàn bộ, lúc đó cà phê không còn xanh non nữa và cũng không phải tốn kém nhiều về xây dựng sân phơi. Riêng ở tỉnh đắk Lắk, nhằm hạn chế tình trạng thu hái, mua bán cà phê non, UBND tỉnh này vừa có chỉ thị yêu cầu các sở ban ngành, các đơn vị chức năng tăng cưọng kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp thu hái, kinh doanh cà phê xanh, cà phê non. Ngoài ra, UBND tỉnh đắk Lắk cũng yêu cầu công an tỉnh phối hợp với các đơn vị triển khai các biện pháp để bảo vệ các vưọn cà phê chống trộm cắp. Sở Công Thương có trách nhiệm khuyến cáo nông dân bán cà phê cho các đại lý, doanh nghiệp kinh doanh cà phê có uy tín, kiên quyết xử lý các đối tượng tự tổ chức sàn giao dịch cà phê trung gian trái phép, các đại lý thu mua cà phê "trá hình" gây thiệt hại cho nông dân và doanh nghiệp.

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: cà phê
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay3,276
  • Tháng hiện tại69,593
  • Tổng lượt truy cập41,250,194
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây