quản lý thị trường cứng rắn kiểu Mỹ

Thứ sáu - 08/06/2012 02:06 1.250 0
Quan điểm của cơ quan quản lý thị trường của Mỹ rất cứng rắn: thà cho một nông dân phá sản còn hơn để sâu bệnh lây lan và cả ngành nông nghiệp phá sản.

Mùa hè này, tôi là sinh viên thực tập tại Sở Nông nghiệp và đo lưọng của một thành phố của Mỹ. Tôi làm việc cho một luật sư, chuyên về hành pháp. Nhân dịp này, tôi xin chia sẻ chút ít về cách quản lý thị trường ở Mỹ.

Trước hết, sở quản lý các tiêu chuẩn nông nghiệp, quan sát sâu bọ, nồng độ thuốc trừ sâu và chất cấm trong chăn nuôi cúng như vấn đề cách li sâu bệnh.

Bộ phận đo lưọng quản lý cân, cây xăng, niêm yết giá, đồng hồ taxi, v.v... Việc quản lý bao gồm hai phần: đăng kí và kiểm tra.

Về phần đăng kí, mọi nông dân và cửa hàng, nếu tham gia buôn bán, đều phải đăng kí với sở. Vì vậy, một nông dân trồng rau cho gia đình ăn thì không phải đăng kí. Nhưng nếu trồng để bán thì phải đăng kí và ước lượng năng suất.

Các cửa hàng, tiểu thương hay siêu thị lớn đều phải đăng kí cân và các dụng cụ cân đo khác. Các cây xăng cũng vậy, phải đăng kí từng cái bơm. Các xe taxi, cho đến những người làm dịch vụ như diệt mối, làm vưọn thuê cũng phải đăng kí.

Mỗi năm, các trang trại cũng như cửa hàng sẽ bị kiểm tra đột xuất ít nhất một lần. Khi kiểm tra trang trại, thanh tra đến và đem danh sách đăng kí các loại cây để so sánh.

Nếu sản phẩm bán trên thị trường bằng giấy phép của trang trại A, nhưng ở trang trại A không có loại cây đó, hay là cây chưa tới mùa trổ quả, thì sẽ bị phạt.

Còn tại các cửa hàng, thanh tra sẽ giả vọ làm người mua hàng, tới để mua ít hàng về xem giá cả có đúng niêm yết không, cân có đủ không. Nếu cân thiếu hay giá tính cao hơn giá niêm yết thì sẽ bị phạt. Cây xăng cũng vậy và các chỗ thu mua phế liệu cũng thế.

Sở cũng có đường dây nóng để người tiêu dùng gọi điện phàn nàn về các vấn đề trong buôn bán như cân thiếu hay bán hàng không rõ nguồn gốc. Sau khi nhận được điện thoại, các thanh tra âm thầm tới nơi để xem có đúng không.

Nếu đúng thì họ lập biên bản, tịch thu tang vật để truy tố. Xin nói thêm là khi có sai phạm thì phải sửa ngay lập tức. Hàng hóa không nguồn gốc thì bị tịch thu. Có hôm tôi đi theo thanh tra, một hàng rau vì vi phạm nhãn mác mà bị đóng cửa ngay lập tức.

Cũng có những việc nghiêm trọng hơn, như những chuyến hàng lậu vi phạm lệnh cấm vì có dịch. Khi bắt được những chuyến hàng có nghi vấn, thanh tra ngay lập tức niêm phong và cấm di chuyển.

Có lần một lô hàng là hoa hồng được nhập từ Mexico sang bị niêm phong nhưng chủ hàng lén lút tuồn đi. Khi các thanh tra quay lại thì các bông hồng không còn ở đó nữa.

Khi chủ hàng khai rằng lô hàng đó đã được bán cho các hiệu thuốc, toàn bộ nhân viên của Sở được huy động đi tịch thu bông hồng. đến cuối ngày thì cả sở đầy những hoa hồng.

Sau đó lô hàng được tiêu hủy bằng cách chôn sâu bằng máy xúc và xịt thuốc diệt trùng. Việc tiêu hủy có giám sát cẩn thận và nếu lấy lại đồ bị tịch thu sẽ bị tội hình sự.

Khi có sai phạm thì thanh tra chỉ viết giấy phạt mà không nhận tiền. Sau đó thanh tra sẽ viết báo cáo và đề nghị mức phạt. Hình phạt tùy loại và có qui định cụ thể. Xe taxi đồng hồ chạy nhanh quá 5% thì phạt 350 USD. Còn vi phạm về kiểm dịch thì phạt rất nặng, mỗi lần vi phạm là 2.500 USD.

Các bạn cứ tính xem, một bông hồng là một vi phạm. Lô hàng bông hồng kể trên bị phạt lên tới hàng trăm nghìn đô la.

Sau khi giấy phạt được gởi đi, nếu người bị phạt nộp tiền thì đóng hồ sơ. Người bị phạt có thể xin giải trình trước một nhân viên hòa giải để xin giảm án phạt. Sau đó giám đốc sở sẽ xem xét đề nghị của nhân viên hòa giải để xem có giảm án không và quyết định án phạt lần nữa.

Nếu không nộp tiền thì luật sư của sở sẽ gởi đơn ra tòa để xin phán quyết. Khi đã có phán quyết thì cảnh sát đòi nợ sẽ đòi cho bằng được. Nếu không trả họ có thể tịch thu tài sản. Tất nhiên khi đến chỗ đòi nợ thì sở đã lỗ nặng nhưng vẫn phải làm vì mục tiêu là hành pháp chứ không phải là tiền bạc.

Việc quản lý thị trường ở Mỹ đại khái là như vậy. Tôi cũng chỉ làm việc được ít lâu nên chưa hiểu biết hết mọi điều. Tuy nhiên sau vài lần đi theo thanh tra thì tôi kết luận rằng các thanh tra được trang bị đầy đủ kiến thức, khả năng và dụng cụ làm việc.

Họ cũng có cách đối phó tình huống khi người dân không hợp tác. Ngoài ra thanh tra không được cầm tiền bao giọ và cũng không dễ dãi cho qua vi phạm. Như các nông dân vi phạm kiểm dịch thì khoản tiền phạt có thể khiến họ phá sản.

Quan điểm của sở là thà cho một nông dân phá sản còn hơn để sâu bệnh lây lan và cả ngành nông nghiệp phá sản.

Trên đây là vài điều chia sẻ với các bạn. Chỉ mong đội quản lý thị trường ở Việt Nam được đầu tư nhiều hơn để siết chặt tình hình an toàn thực phẩm.

Khanh Huynh

Nguồn tin: VnEpress.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,637
  • Tổng lượt truy cập41,236,238
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây