THAY đọ”I TƯ DUY LẬP KẾ HOẠCH

Thứ tư - 14/11/2012 02:10 1.289 0
Trong khi một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 không đạt kế hoạch, còn Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua cũng đứng trước câu họi sẽ thực hiện như thế nào, thì một lần nữa, đòi họi về việc phải đổi mới công tác lập kế hoạch lại được đặt ra.
 
Thực tế cho thấy, kể từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, công tác kế hoạch đã được đổi mới theo hướng chỉ là "định hướng phát triển", không can thiệp quá sâu vào các hoạt động kinh tế, không mang tính mệnh lệnh.
Mặc dù vậy, những hạn chế trong công tác lập kế hoạch, ở cả Trung ương và địa phương, đã xuất hiện. Có lúc, công tác kế hoạch bị coi nhẹ, nên chất lượng không cao. Các kế hoạch cũng ít được gắn với quy hoạch, chiến lược; kế hoạch hàng năm không gắn với kế hoạch trung hạn. Vai trò thực hiện các cân đối lớn của nền kinh tế chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế xin - cho tuy đã được hạn chế, nhưng vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức, làm méo mó thị trường đầu tư, nhất là đầu tư công… 
 
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới việc các công tác kế hoạch vẫn còn mang nặng chỉ tiêu, như tăng trưởng GDP, lạm phát, bội chi ngân sách…, trong khi cũng có những chỉ tiêu được xây dựng dựa trên các phương pháp tính toán thiếu tính khoa học. Thậm chí, việc xây dựng kế hoạch, đặc biệt ở các địa phương, được cho là chưa gắn kết với nguồn lực tài chính, khiến việc thực hiện kế hoạch và sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả. đôi khi, cũng xảy ra tình trạng cân đối thiếu nguồn lực, chưa huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội để thực hiện các mục tiêu kế hoạch…
Có lẽ cũng vì vậy mà mỗi kỳ họp Quốc hội cuối năm, nhiều ý kiến lại đặt ra rằng, có nhất thiết Quốc hội phải thông qua những chỉ tiêu quá cụ thể đến thế hay không, hay có thể thay thế các chỉ tiêu đó bằng những công tác điều hành, giám sát thiết thực hơn, hiệu quả hơn?
Những năm gần đây, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khôn lưọng do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khiến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng không đạt kế hoạch, điều này lại càng được đặt ra một cách rốt ráo hơn. Và một điều dễ thấy là, tất cả các quan điểm đều thống nhất cho rằng, cần phải đổi mới công tác lập kế hoạch, ở cả Trung ương và địa phương.
Giải pháp được nhắc tới là, phải nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển, cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác kế hoạch. Trước tiên, phải bắt đầu bằng thay đổi quan điểm, tư duy của người làm kế hoạch; xóa bọ tư duy làm kế hoạch để báo cáo, lấy thành tích, mà lập kế hoạch là để tạo ra một công cụ giúp Nhà nước điều tiết thị trường, điều hành nền kinh tế hiệu quả hơn. Việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phải được dựa trên phương pháp phân tích và dự báo khoa học…
 
Và một điều quan trọng, thay vì xây dựng kế hoạch hàng năm, phải chuyển sang kế hoạch trung hạn. Không chỉ với kế hoạch đầu tư, mà cũng đã có quan điểm cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, phải xây dựng kế hoạch trung hạn 20130- 2015 để khẩn trương xử lý các vấn đề nổi cộm của nền kinh tế, nhằm khôi phục kinh tế sau khủng hoảng.
 
đầu tư điện tử
 Tags: kế hoạch
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,830
  • Tháng hiện tại43,083
  • Tổng lượt truy cập41,005,956
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây