Bức xúc!
Phần đông bạn đọc thể hiện bức xúc với quy định mới. Bạn đọc tên Hoàng Mai (phuonghong90 [at] yahoo.com) chia sẻ: Người dân chúng tôi "choáng váng" khi biết được thông tin này. Người nghèo, nông dân thưọng phải phải mua lại những chiếc xe máy cũ, giá rẻ để làm phương tiện mưu sinh. Khi mua xe họ đâu biết ai là chủ chính thức. Giọ bắt họ đi tìm người chủ thật sự của chiếc xe để sang tên đổi chủ thì quá hoang đường. Nếu không đi ra đường bị CSGT "sọ đến" thì bị phạt đến vài triệu bạc. Một chính sách quá vô lý!
Dư luận đang xôn xao về việc sẽ xử phạt đối với hành vi không mang theo giấy tọ xe chính chủ.
Cùng quan điểm này, bạn Hải Miên (thuytrang0280 [at] gmail.com) viết: "đúng là quan liêu quá, quy định thì cứ ban hành, còn tính thực thi thì không có, sai lại sửa, không hợp lý - lại sửa, việc này không những gây lãng phí cho nhà nước mà còn gây bức xúc cho nhân dân".
Bạn Tuấn (ngoctuanvt[at]gmail.com) "chĩa mũi dùi" vào các nhà tư vấn làm chính sách: "Bó tay các bác làm luật, không bảo vệ được người dân mà còn làm phiền dân. Hỡi ôi, "Ta cùng các ngươi sinh ra không đúng thời điểm, không đúng vị trí. Giá như được sinh tại nước khác cũng như thời điểm khác thì cuộc sống sẽ không bị bức xúc như thế này!".
Một số bạn đọc tọ ra hài hước: "Lại một câu chuyện khôi hài, tình hình phải chuyển sang nghề viết chuyện hài kịch thôi, tôi chỉ biết cười... nhạt thôi" - bạn có nick skylove viết. Bạn Nguyễn Trung Xô thậm chí còn đặt câu họi "chính chủ" sang lĩnh vực đất đai: "Cho tôi họi: Tới bao giọ thì ra tiếp nghị định về nhà đất phải chính chủ? Nếu không chính chủ mà thuê ở... có bi phạt tiền như không sang tên đổi chủ xe ôtô, xe gắn máy không?".
Một bạn đọc thậm chí còn nêu giải pháp để chứng minh "xe chính chủ": "để chứng minh là xe của gia đình, của cha, mẹ hay của vợ của chồng cũng dễ thôi mà! Nếu là con thì đi ra đường nhớ đem theo sổ hộ khẩu để chứng minh mình đang đi xe của bố, của mẹ. Còn vợ (chồng) thì nhớ đem theo giấy đăng ký kết hôn. Còn nếu để tránh phiền phức thì mỗi người nên có 1 xe máy riêng (nhưng như thế không khéo lại không được ký vì đâu hồi mấy năm trước cũng có chuyện "mỗi gia đình chỉ được sắm 2 xe máy". Tốt nhất là đi xe buýt".
Trái chiều số đông
Tuy vậy, đã có những bạn đọc thể hiện sự ủng hộ với quyết định này: "đã có sự mua - bán; trao tặng thì buộc phải làm thủ tục trước bạ là đúng rồi. Nếu người đang đi xe không chứng minh được là xe đi mượn và công an xác minh đã có sự mua bán, đổi chủ thì phạt nặng. Mặt khác để người dân không ngại làm thủ tục thì nên giảm phí sang tên đổi chủ, đó chính lại làm tăng thu nhân sách, còn hơn đặt phí cao mà chẳng thu được đồng nào như hiện nay" - bạn Kien (kien[at]gmail.com) viết cho Lao động.
Bạn Phan Minh Tiến chia sẻ quan điểm này: "Theo tôi, để chứng minh là xe đi mượn thì người điều khiển phương tiện phái có CMND hoặc sổ hộ khẩu của chủ phương tiện kèm theo đăng ký xe khi tham gia giao thông. đã cho mượn xe thì chủ phương tiện phải có giấy tọ gì đó để chứng mình là xe cho mượn. Nếu không thì các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng CSGT cứ xử lý theo pháp luật. Không nên vin các lý do để lách luật, từ đó làm cho việc chấp hành pháp luật không nghiêm, gây nguy hại cho xã hội".
Tuy vậy, bạn đọc Nguyen Tai Quang đặt vấn đề về người xử phạt: "Mua bán mà không sang tên thì bị phạt là đúng rồi. nhưng ai phạt cho hợp lý, cho đúng chức năng, chứ để mấy anh CSGT ra đường phạt thì hơi bị kỳ".
Bắt cóc bọ dĩa
Có không ít bạn đọc chỉ ra gốc gác của vấn đề cần giải quyết. Bạn Trần Huy nêu việc cần làm: "Cái cần làm là giảm phí sang tên chuyển chủ thì không làm. Cứ chăm chăm để nâng cái mức phí cho nó cao lên, để thu phí về cho ngân sách. Nhưng ngân sách thì không có thêm tiền, mà việc quản lý phương tiện thì không làm được. đúng là bắt cóc bọ đĩa".
Bạn đỗ Minh Anh (thienthan[at]gmail.com) bổ sung thêm về mức phí chuyển sở hữu: "Việc chuyển nhượng là cần thiết nhưng cần xem lại lệ phí cho phù hợp và thủ tục đơn giản gọn nhẹ. Có thế mới khuyến khích người dân làm theo pháp luật và Nghị định 71 mới có thể thực thi có hiệu quả. Giọ mà áp dụng thế này thì quá bất cập. đề nghị xem xét lại cho phù hợp thực tế. Xe máy ở Việt Nam giọ coi như xe đạp thôi".
à kiến bạn đọc
- 12/11/2012 13:06
SỊM Sọ¬A đọ”I KHẮC PHọ¤C Lọ–I SANG TÊN đọ”I CHủ
Khi áp dụng thực tế, một số quy định trong Nđ71 khiến cả lực lượng thi hành nhiệm vụ và người điều khiển đều băn khoăn về tính khả thi, trong đó có quy định: ngườiđiều khiển ô tô không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị phạt 08 triệu đồng và đối với xe gắn máy sẽ bị xử phạt 01 triệu đồng. Điều này có nghĩa người điều khiển phương tiện phải có giấy tọ cà vẹt xe phải đứng tên của mình là không phù hợp. Vì có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân mua xe ô tô rồi làm dịch vụ cho thuê, do đó phải hợp đồng với các tài xế để điều khiển phương tiện hoặc đối với các hộ gia đình vì điều kiện hoàn cảnh khó khăn chỉ mua sắm 01 phương tiện xe gắn máy để phục vụ sinh hoạt việc đi lại cho gia đình, như vậy quyền sở hữu chiếc xe gắn máy chỉ đứng tên một người, nếu người kia không đượcđứng tên khi sử dụng phương tiện để đi lại là vi phạm bị phạt. đề nghị các ngành chức này cần sớm sửa đổi cho phù hợp, điều quan trọng là người điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe phù hợp với từng loại xe để đảm bảo an toàn giao thông. MINH TRÃ
Nguồn tin: Lao động