|
|
Dư luận những ngày qua liên tục ngỡ ngàng với một loạt thông tin về sai phạm tại Vinalines, khởi tố Cục trưởng Cục Hàng hải, rồi tin ông Dũng bọ trốn, bị truy nã quốc tế… Băn khoăn lớn nhất hiện nay là việc ông Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải chỉ 2 tháng trước khi vụ việc tại Vinalines vỡ lở, TCty đang bị thanh tra, thậm chí đã nhận được dự thảo kết luận về các sai phạm. Nhiều người cho rằng có nhiều "điểm mọ" trong việc bổ nhiệm cán bộ này của Bộ GTVT
TS. Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thẳng thắn cho rằng việc này là biểu hiện của trình độ quản lý, năng lực quản lý, trách nhiệm quản lý chưa tốt. Xét lại chặng đường "thăng tiến" của ông Dũng, khi đang làm tại Tổng công ty đường thủy, sau đó lại lên làm Chủ tịch HđQT Vinalines rồi đảm nhiệm vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải. Rõ ràng khâu quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát cán bộ không kỹ. Cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ điều tra, kết luận nội dung này. Nhưng rõ ràng ở đây, để một cán bộ cấp dưới có nhiều sai phạm, chứng tọ công tác quản lý lọng lẻo, không sát, không sâu.
Việc ông Dũng "ngã ngựa" đi kèm với sự vỡ lở hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Vinalines, trong đó có dấu hiệu làm trái các quy định về quản lý kinh tế, dễ dãi, lọng lẻo trong quy trình huy động vốn, triển khai dự án… dẫn tới thất thoát, thiệt hại lớn tài sản nhà nước. Điều đó cho thấy chúng ta đang giao một nguồn vốn quá lớn trong tay một số cá nhân, mà điều kiện ràng buộc chỉ dựa vào niềm tin ở đạo đức của họ. Mà theo như ông Kiêm như vậy là quá rủi ro.
Vì người trong sáng, liêm khiết đến đâu mà không có chế tài, không có quản lý chặt thì cũng dễ dẫn đến sai phạm. Cán bộ dù bản chất tốt, liêm khiết nhưng không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm, quản lý tốt thì cũng dễ sa ngã. Do đó, nếu phát hiện sai phạm mà không xử lý nghiêm, kọ· cương sẽ bị giảm sút. Không có lý gì tài sản của xã hội, của nhiều người mà lại giao cho một người mà họ có quyền "thả tay" chi tiêu, kể cả tình huống đơn vị lỗ lớn mà bản thân cán bộ lãnh đạo vẫn được trả lương cao gấp hàng chục lần bình thưọng…
The ông Kiêm, cơ chế quản lý hiện nay rõ ràng có nhiều lỗ hổng, lọng lẻo nên có nhiều người lợi dụng… đánh giá, quản lý cán bộ thì yếu kém. Phải chấn chỉnh, khắc phục được những lỗ hổng cơ chế này mới hạn chế được sai phạm. để khắc phục tình trạng trên cần phải công khai các ứng cử viên trong diện "quy hoạch" vào các vị trí lãnh đạo tập đoàn, TCty nhà nước. Giả sử chúng ta công khai việc bổ nhiệm ông Dũng thì chắc người dân, dư luận đã có cơ chế giám sát phản biện, làm rõ các sai phạm của ông Dũng trong các thời kỳ trước, không dễ gì không ai biết "bệnh" như vừa qua. Làm vậy sẽ lọc, loại được ngay các cán bộ không đủ điều kiện.
Vụ án tại Vinashin chưa kịp khép lại thì Vinalines tiếp tục "gây nổ" tương tự, cho thấy việc tổng kết đánh giá các tập đoàn chưa được bài bản, chưa rõ. TS Kiêm cho biết đến giọ vẫn chưa xác định được thực trạng hoạt động của các đơn vị này đúng sai ra sao.
Hơn nữa, việc tiếp cận, tiếp xúc cũng khác nhau, đánh giá khác nhau nên các giải pháp đưa ra cũng khác nhau. Muốn quản lý được phải nắm rõ được thực trạng của đơn vị. Ví dụ việc tái cơ cấu Vinashin vừa qua lại thành ra đẩy một cơ số nợ sang cho Vinalines trong khi thực chất lúc này Vinalines cũng đang khó khăn lắm rồi. Điều này chứng tọ cơ quan quản lý chưa nắm rõ được thực trạng của các tập đoàn.
PV (tổng hợp)
à kiến bạn đọc
Trong những năm qua cũng có nhiều tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh kém hiệu quả để thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, điển hình như tập đòan Vinashin, Vinalines từ Chủ tịch hội đồng quản trị , Tổng giám đốc vv… bị sai phạm trong quá trình quản lý kinh doanh, làm thất thóat tiền của nhà nước và nhân dân, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố đưa ra xét xử , những việc làm trên đã gây mất niềm tin của người dân đối với các tập đòan doanh nghiệp nhà nước. Điều đó thể hiện qua khảo sát do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và WB, sứ quán Ireland tổ chức công bố khảo sát "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt - CAMS 2011". Có đến 70% dân số không hài lòng với sự đóng góp của doanh nghiệp nhà nước. để có hướng khắc phục để tập đòan doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên tiếp tục duy trì từng bước cổ phần hóa. Không nên có quan điểm do tái cơ cấu nên phải nhập vào, đối với nền kinh tế không phải là làm bài tóan phép cộng là xong. Có thể có doanh nghiệp hiện nay với quy mô nhọ đang làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nhưng đến khi nhập vào với đơn vị khác tạo ra quy mô lớn hơn, nhưng chưa chắc kinh doanh có hiệu quả. đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách quá lớn , việc đầu tiên phải thay ngay các vị lãnh đạo tập đòan, Tổng giám đốc .Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể , để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc nếu họat động kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại. Cần thay đổi tư duy việc bổ nhiệm các vị lãnh đạo các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước như thời gian vừa qua, như trường hợp bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Chủ tịch HđTV Vinalines không biết quản lý kinh doanh, trong thời gian dài để cho hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước, nhưng sau đó lại được cơ quan chủ quản là Bộ GTVT tiếp tục đề bạt cất nhắc và có quyết định bổ nhiệm ông này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Hiện nay bị cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Dũng. Nếu cách sử dụng con người như vậy không biết các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước có còn tồn tại nữa hay không?, vì cuối cùng cũng phải phá sản, nhà nước không thể nào bao cấp mãi. Muốn tồn tại chỉ bằng cách lựa chọn người biết quản lý kinh doanh , đây là yếu tố quyết định, do vậy Nhà nước cần tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh , làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm Tổng giám đốc hay Giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan , doanh nghiệp , hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất . đối với các Bộ ban ngành có chức năng phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước , kiểm tóan nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh.Hoặc đơn vị hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đòan đơn vị , để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat tiền nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi , cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán Doanh nghiệp Nhà nước lỗ, dân chịu. MINH TRÃ