Từ sáng nay, Hà Nội điều chỉnh giọ học, giọ làm tại 10 quận và 2 huyện. Nhóm phải đẩy giọ lên sớm hơn là học sinh THPT, TCCN, Cđ và đH, học trước 7h, các bậc còn lại bắt đầu từ 8h.
Mặc dù tầm ảnh hưởng của sự thay đổi này đối với các ca học sáng, không có nhiều xáo trộn so với trước đây, chưa được thể hiện rõ nét nhưng với việc cần phải đưa con đến trường sau đó có mặt ở công sở vào lúc 8h-8h30 khiến nhiều bậc phụ huynh tất bật.
Sau một tiếng đầu buổi sáng đường thông thoáng, đến 7h30 nhiều tuyến phố bắt đầu tắc nghẽn. Phố Thái Thịnh, nơi có trường Tiểu học và THCS Thái Thịnh, dòng người ken đặc. Con đường cạnh đó đang làm dở cũng bị ùn ứ vì ai cũng cố len vào để mong thoát khọi cảnh ùn tắc.
5 cán bộ tự quản phưọng Thịnh Quang đứng ra dẹp đường, nhưng không làm giao thông khá hơn. Anh Tuấn (phố Vĩnh Hồ) cho hay: "Thưọng ngày tôi vẫn đi làm lúc 7h45 đường đã thoáng rồi, nhưng hôm nay tắc dài quá, mất 10 phút mới nhích được khoảng 200 mét".
Tương tự 7h30, tuyến phố nhọ hẹp Hồ đắc Di, nơi có Tiểu học Bế Văn đàn, ùn tắc kéo dài. Người và xe bị kẹt cứng, không thể nhúc nhích nên dù trường học nằm ngay cạnh đó nhưng nhiều học sinh và phụ huynh đành chấp nhận đến muộn vì không thể di chuyển được.
Chị Minh (phố Nam đồng) cho biết, lên ôtô từ 7h30 nhưng tới hơn 8h vẫn chưa thể qua được con phố này. "Tôi bị chôn chân tại chỗ mất 40 phút, không thể tiến cũng chẳng thể lùi để đi đường khác", nhân viên văn phòng này chia sẻ.
Theo chị Minh, nguyên nhân gây ùn tắc một phần là phố Nguyễn Lương Bằng cấm taxi vào giọ cao điểm nên nhiều xe đã len lọi vào các con phố gần đó đưa đón khách để tránh bị phạt.
Với khung giọ học, giọ làm mới này áp dụng vào buổi sáng thì các phụ huynh hoàn toàn có thể bố trí được nhưng sẽ phải tất bật hơn. Nhưng điều mà nhiều người lo lắng hơn cả là nhiều ông bố bà mẹ đưa con trong độ tuổi tiểu học, THCS hoặc mầm non đến trường sớm nhưng mãi đến 8h mới vào học thì trong khoảng thời gian này ai là người giám sát, quản lý các cháu. đối với cấp tiểu học thì cô có thể ra nhắc nhớ, yêu cầu các con chơi ở trong khuôn viên sân trường, còn ở bậc THCS các con đã lớn hơn rất khó để quản lý.
HS đứng la cà trước cổng trường sáng nay
Theo ghi nhận của chúng tôi tại một số điểm trường THCS vào sáng nay việc HS đứng la cà trước cổng trường khá phổ biến bởi phần lớn các em đều có mặt ở trường vào lúc 7h15-7h20 phút. Với khoảng thời gian dư ra chọ đến tiết học đầu tiên khoảng 30-45 phút nên nhiều em chọn giải pháp ăn sáng hoặc rong chơi ngoài đường phố.
Một phụ huynh hoạc sinh THCS cho biết, con chị 8h vào học nhưng 2 mẹ con cũng phải ra khơi nhà từ lúc 7h sáng để tránh cảnh ùn tắc ở một số cung đường hẹp. "Nhìn chung mật độ giao thông ở cung đường tôi đi vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Một số đoạn đường vẫn rọi vào cảnh ùn tắc như những ngày trước đây" chị này cho biết thêm.
Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Tân cho biết, từ sáng sớm lãnh đạo Sở đã chia nhau đi thị sát các tuyến đường lớn tại thành phố. Tại tuyến Xuân Thủy - Cầu Giấy, Nguyễn Trãi, Thụy Khuê, nơi ông khảo sát, phương tiện lưu thông bình thưọng, công chức đi làm không bị kẹt xe. Các tuyến xe buýt của Hà Nội đã được tăng cưọng, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên đến trường nhanh chóng.
Phó giám đốc Sở cho hay việc điều chỉnh giọ không gây xáo trộn trong gia đình ông. Cậu con trai học lớp 9 đã tự đặt chuông đồng hồ để dậy sớm hơn, vệ sinh cá nhân nhanh chóng và tự đi xe buýt đến trường học như mọi ngày.
Qua quan sát tại một số trường thuộc địa bàn quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng…, tình trạng HS đi muộn trong ngày đầu thực hiện khá phổ biến. Nguyên nhân đối với cấp THPT là do chưa quen lịch thay đổi, trong khi đó ở bậc tiểu học thì lại do phụ huynh chủ quan hoặc bị ùn tắc.
Theo quan điểm chỉ đạo của Sở GD-đT Hà Nội, trong những ngày đầu thực hiện các trường phải tạo điều kiện cho HS đi muộn được vào lớp. Chính yếu tố này mà hầu hết các trường đều mở rộng cổng đón HS chứ không như trước kia là sau khi vào trống vào lớp là khóa cổng.
Minh Diệp (tổng hợp)
Giải quyết ùn tắc giao thông Hà Nội phải tính đến giải pháp lâu dài Vừa qua UBND thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải trình cho chính phủ các phương án để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại thủ đô, hiện nay đang triển khai thực hiện nhưng vẫn tắc đường ,đây là giải pháp tình thế cần phải tính đến giải pháp lâu dài.đang ảnh hưởng rất lớn đến đọi sống sinh họat hàng ngày của các thầy cô giáo , phụ huynh và các em học sinh sinh viên, đến chất luợng dạy và học. Chúng ta đều thấy hiện nay hệ thống giao thông tại thủ đô cơ sở hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, làn đường phục vụ cho các phương tiện giao thông chưa đảm bảo tiêu chuẩn cấp đường, nếu cần phải mở rộng làn đường ra, thì chi phí đầu tư quá lớn, nhất là hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, có thể chi phí đền bù bằng giá trị đầu tư cho dự án làm con đường mới. Hàng năm dân số Hà Nội tiếp tục tăng, bên cạnh đó song song các phương tiện tham gia giao thông cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người dân. Chính quyền cũng không thể nào khống chế được. Vì vậy cần có giải pháp lâu dài, theo tôi thấy nhiều nước trên thế giới đã thực hiện có hiệu quả là cần thiết quy hoạch khu hành chính mới của thành phố tại nơi khác, đồng thời gắn quy hoạch khu chung cư, chợ, trường học… nhằm phục vụ cho người dân và cho cán bộ, công chức làm việc tại khu hành chính mới này.Có thể các cơ quan hành chính của UBND thành phố Hà nội được di dọi đến khu hành chính mới theo quy họach, có thể tại khu vực hướng đường ra sân bay nội bài, hiện tại khu vực này diện tích còn rất rộng , thưa dân cư.Còn các trụ sở ban ngành hiện nay của UBND thành phố Hà nội , nơi nào có mang tính lịch sử cần thiết để lại để bảo tồn lịch sử văn hóa dân tộc, còn lại cho thanh lý đấu giá , số tiền thu được qua đấu giá chắưc chắn sẽ đủ để xây dựng các trụ sở mới , ngân sách nhà nước sẽ không bị ảnh hưởng đến.đối với các trường đại học và bệnh viện từng bước quy họach đưa ra khu vực ngọai thành .Có như vậy trong tương lai Hà nội sẽ không còn tình trạng ùn tắc giao thông. MINH TRÃ