Chỉ trong 2 tháng đầu hè vừa qua, trong cả nước đã có hơn 200 trẻ em và học sinh bị chết đuối. Có những gia đình, cả hai, ba anh em ruột đều bị chết đuối cùng một ngày.
Thật đau xót khi đọc những dòng tin như thế này trên báo chí: Quảng Ninh: 2 học sinh lớp 3 chết đuối khi đi tắm sông. Hà Nội: Lại thêm 2 học sinh chết đuối khi tắm hồ. Hải Dương: Cháu bé 12 tuổi chết trong bể bơi. Nghệ An: 6 học sinh chết đuối trong 1 tuần. Huế: 1 học sinh chết đuối khi đi xem lễ hội. Quảng Ngãi: Tắm biển 1 học sinh chết đuối. Ninh Thuận: 4 trẻ cùng chết đuối dưới ao....
trường học là nơi dạy phòng chống chết đuối tốt nhất. Ảnh: TT E-bơi
Những dòng tin đau xót này sẽ chưa dừng lại và chúng ta dưọng như đang bất lực nhìn trẻ chết đuối. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có nạn nhân chết đuối cao nhất thế giới. Dù xã hội đã cố gắng rất nhiều nhưng số trẻ chết đuối hàng năm không giảm. Theo các nhà quản lý, bức tranh ảm đạm này được tạo nên là do: đất nước có bọ biển dài, có hệ thống sông ngòi, ao, hồ, kênh, rạch chằng chịt khắp nơi dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhọ; Cha mẹ bận mưu sinh chưa chú ý đúng mức đến sự an toàn của trẻ nhọ; Còn "khoảng trống" pháp lý về việc xử phạt những hành vi gây ra chết đuối, đuối nước; Xã hội và trường học chưa đủ điều kiện để dạy bơi phổ cập cho học sinh.
Cần dạy trẻ nhọ học phòng chống chết đuối thay vì học bơi
Có thể thấy, khó có khả năng thay đổi ảnh hưởng của các nguyên nhân nêu trên tới số trẻ chết đuối hàng năm trong một thời gian khoảng dăm ba năm tới đây. Cần một thời gian dài hơn để truyền thông nâng cao nhận thức của cha mẹ và cộng đồng xã hội; Cần một thời gian dài hơn để lấp đầy "khoảng trống" pháp lý một cách hiệu quả; Cần một thời gian dài hơn để đất nước có đủ điều kiện dạy bơi phổ cập cho học sinh và trẻ nhọ. Ngay cả khi có thể phổ cập dạy bơi, thì biết bơi cũng không phải là biện pháp hiệu quả để phòng chống chết đuối cho trẻ nhọ. đã có nhiều người lớn bơi giọi vẫn chết đuối. Như vậy, cần có một cách tiếp cận khác "để trẻ em không còn bị chết đuối".
Thống kê và phân loại các tai nạn chết đuối của học sinh và trẻ nhọ cho thấy, phần lớn các tai nạn thương tâm xảy ra là do các em không ý thức được sự nguy hiểm của môi trường sông nước. Hậu quả là tai nạn xảy ra ở những nơi, những lúc rất đỗi đọi thưọng: Chết đuối khi chơi ở bãi sông ven làng, chết đuối khi chụp ảnh ven hồ, khi rửa chân ở kênh, khi đợi bạn trên cầu, khi vớt mũ bị rơi xuống hồ ven đường; Chết đuối khi chơi đùa trong môi trường nước ở bất kỳ đâu; Chết đuối khi mò cua bắt ốc mưu sinh; khi ngã vào chum, vại, giếng nước; khi sa vào các hố công trình; Chết đuối khi nhảy xuống nước cứu bạn,...
Khi chưa thể dạy các em biết bơi và khi biết bơi chưa đủ để đảm bảo an toàn, hãy dạy các em học cách nhận biết và tránh xa môi trường sông nước nguy hiểm để những tai nạn đau xót như trên không còn tiếp diễn. Hãy dạy các em những điều nên làm và không nên làm khi tiếp xúc với môi trường sông nước.
trường học là nơi tốt nhất để dạy học sinh phòng chống chết đuối
So với "gia đình" và "xã hội", "nhà trường" (kể cả mầm non, mẫu giáo) là môi trường tốt nhất để dạy học sinh phòng chống chết đuối. đó là vì, một năm, học sinh tập trung đến trường trong quãng thời gian rất dài, khoảng 9-10 tháng để được giáo dục, đào tạo theo chương trình bắt buộc, phổ cập của quốc gia.
Nếu mỗi năm, các em được học 5-10 tiết, hoặc chính khóa, hoặc ngoại khóa về phòng chống chết đuối, các em sẽ có ý thức tự bảo vệ mình tốt hơn khi tiếp xúc với môi trường sông nước nguy hiểm. Nếu các tiết học này được lặp đi lặp lại trong những năm học đầu đọi của các em, hiệu quả bảo vệ sẽ vô cùng to lớn mà không gặp khó khăn gì về kinh phí như việc xây bể bơi và dạy bơi trong trường học.
Vì học phòng chống chết đuối không phải là học bơi, nên bất kỳ thầy, cô nào cũng có thể đảm nhiệm. Những điều cần dạy chỉ là giúp các em nhận biết, phát hiện, phòng tránh môi trường sông nước nguy hiểm ở nơi sinh sống và học tập; giúp các em học cách ứng xử, rút kinh nghiệm từ những tai nạn đáng tiếc biết được nhọ báo, đài, tivi, internet...; là giúp các em ứng xử hợp lý khi có sự cố sông nước; là giúp các em biết những điều nên làm và không nên làm...
Những nội dung như thế có thể được dạy trong 5-10 tiết hàng năm, hoặc có thể là chính khóa, hoặc có thể là ngoại khóa, có thể vào các buổi chào cọ, sinh hoạt lớp hàng tuần, vào các thời điểm thích hợp (trước khi nghỉ lễ kéo dài, trước khi nghỉ hè, trước các buổi vui chơi dã ngoại...).
Và nếu hoạt động phòng chống chết đuối nói trên của nhà trường được sự phối hợp, giúp sức của các gia đình, các cơ quan quản lý (giáo dục - đào tạo, thương binh xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, y tế...), và của các tổ chức xã hội khác (thanh thiếu niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh...), chắc chắn tình hình tai nạn sông nước của trẻ em và học sinh Việt Nam sẽ giảm đáng kể, ngay trong năm đầu tiên, khi nhà trường tổ chức dạy phòng chống chết đuối.
Minh đứcNguồn tin: nguoiduatin