|
Thác Dray Sáp (tiếng Ê-đê gọi là thác Khói), bề mặt trải dài hơn 500m và cao gần 20m chia làm 3 phần: thượng, trung và hạ thác. Mỗi năm vào đầu mùa mưa, dòng nước của con thác đổ ầm ầm, tung bọt nước ra xa khoảng 100m, đứng từ xa trông như khói bay mịt mù vì vậy người Ê-đê gọi là thác Khói. Có địa hình nằm trong một khu vực nhiều hang động, cây rừng, dây leo chằng chịt, bốn bề vang động âm thanh, cộng thêm đường lên thác quanh co, gập ghềnh với những tảng đá đầy rêu phong. Từ đó thác Khói càng lung linh, kỳ ảo khiến du khách thêm nức lòng với hình ảnh bạt ngàn của Tây nguyên đầy huyền thoại. Chút mọ ảo của dòng thác Dray Sáp mênh mang, ngút ngàn quanh năm không khọi khiến du khách phải chạnh lòng về truyền thuyết của mình. Chuyện kể rằng: Thuở xa xưa có nàng con gái tên H’Mi, ngày ngày cùng người yêu lên rừng đốn cây làm rẫy bên nhau. Một hôm, trong lúc hai người ngồi nghỉ chân bên một tảng đá, bỗng có một con quái vật đầu to như quả núi, mắt lớn tựa nồi đồng, răng nhọn, râu dài, toàn thân có vảy lấp lánh như bạc, xuất hiện trên bầu trọi rồi bắt đầu sà xuống đầu đôi tình nhân đang ngồi. Con quái vật cắm sâu cái vòi xuống mặt đất, tạo thành cột nước khổng lồ phun lên, nó xòe đôi cánh bay lượn mấy vòng phun nước tạo thành một cơn mưa lũ dữ dội rồi biến mất. Cô gái trong phút giây khiếp đảm bỗng tan biến vào lớp mây mù, còn chàng trai biến thành một gốc cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá nằm bên dòng suối có tiếng nước buồn như tiếng khóc. Chỗ ấy ngày nay là thác Dray Sáp (thác Khói), nơi gặp nhau của hai dòng sông Krông Knô và Krông Ana và người Ê-đê gọi là sông chồng, sông vợ về truyền thuyết một mối tình đẹp ẩn hiện giữa làn nước sương khói mênh mông./. |