Trong danh mục mà Bộ GD-đT ban hành, 6 cuốn sách giáo khoa (SGK) của học sinh lớp 1, 2 và 3 là: tiếng Việt (2 cuốn, tập 1 và 2), vở tập viết (2 quyển, tập 1 và 2), toán, tự nhiên - xã hội. Chín cuốn sách của học sinh lớp 4 và 5 là: tiếng Việt (2 cuốn, tập 1 và 2), toán, đạo đức, khoa học, lịch sử - địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật.
Ngoài sách giáo khoa, học sinh nhiều nơi mỗi ngày phải mang tới trường các loại sách học thêm và tham khảo
Nặng nề, lãng phí
Bộ GD-đT cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo giáo viên hướng dẫn việc sử dụng sách, vở hằng ngày để học sinh không phải mang nhiều tới trường. Một chuyên gia giáo dục nhận xét: "Việc đưa ra danh mục tối thiểu cho mỗi lớp học là giải pháp giải quyết vấn đề giảm tải ở tiểu học. Giáo viên chỉ dạy theo những kiến thức cơ bản được quy định trong SGK, còn phụ huynh có thể chỉ cần mua sách theo danh mục này là đủ. Như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa hạn chế tình trạng học sinh mang hàng chục cuốn sách đến trường".
Tuy nhiên, chị Lê Lan Phượng, có con học lớp 4 tại một trường tiểu học ở quận Cầu Giấy - Hà Nội, lại không hề lạc quan trước quy định này. Chị Phượng cho biết Bộ GD-đT quy định theo kiểu của bộ nhưng trường lại bán sách theo kiểu của trường, tức là đầy đủ SGK, sách bài tập, tổng cộng lên đến khoảng 20 cuốn đối với học sinh lớp 4.
"Cuối năm học, cô chủ nhiệm họi học sinh ai mua SGK thì cô đăng ký giúp. Sách được đóng gói đủ bộ chứ không tách rọi, phụ huynh đóng tiền trọn bộ. Ngoài 9 cuốn sách theo danh mục của Bộ GD-đT, còn có đủ loại vở: bài tập tiếng Việt (2 cuốn), bài tập toán (tập 1, tập 2), bài tập khoa học, bài tập lịch sử, bài tập địa lý, bài tập đạo đức, tập vẽ, thực hành kỹ thuật, đó là chưa kể các loại sách và vở tiếng Anh" - chị Phượng ngao ngán.
Chị Trần Phương Vy, có con đang học tiểu học tại quận Ba đình - Hà Nội, băn khoăn: "Cứ tưởng quy định của Bộ GD-đT sẽ giúp con mình không phải cõng cặp đến trường nhưng nhìn vào số SGK đã mua của trường thì cặp nặng vẫn hoàn nặng". Chị Vy cho hay năm học trước, khi học lớp 3, số sách vở con chị phải mang đến trường rất nhiều, có ngày tới 20 cuốn.
Khó khăn giảm tải
Hiệu trưởng một trường tiểu học đề nghị không nêu tên tại quận Cầu Giấy thừa nhận: "Giảm tải là yêu cầu quyết liệt từ phía ngành giáo dục. Thậm chí, Bộ GD-đT còn chỉ đạo giáo viên không được giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này gần như không thể thực hiện".
Một giáo viên lớp 3 cho biết cô rất muốn học sinh học nhẹ nhàng nhưng nếu chỉ học theo cơ bản, các cháu khó có thể hoàn thành tốt bài thi, vốn được ra theo nhiều dạng bài khác nhau. Chính vì vậy, cô buộc phải yêu cầu phụ huynh mua thêm sách tham khảo, sách nâng cao để học sinh làm quen với nhiều dạng bài tập.
Lý giải thêm về việc khó có thể giảm tải trong trường học, vị hiệu trưởng này cho rằng không hẳn là trường chạy theo thành tích như phản ánh của dư luận mà việc giao bài về nhà xuất phát từ chính đề nghị của phụ huynh. "Không ít phụ huynh đề nghị thầy cô ra bài tập về nhà cho học sinh, đây là nguyện vọng chính đáng nên khó có thể cấm. Vả lại, bây giọ trẻ lên lớp phải học nhiều môn, thầy cô không thể quan tâm đến tất cả học sinh nên cần giao bài tập về nhà để các cháu ôn luyện, chứ không phải trường gây áp lực" - vị này giải thích.
Chẳng có gì thay đổi "Ngày nào con tôi cũng phải mang đầy đủ bộ SGK tiếng Việt, sách bài tập tiếng Việt, sách toán và bài tập toán, vở hướng dẫn toán, hướng dẫn tiếng Việt, vở bồi dưỡng học sinh giọi, vở dặn dò. Còn lại, tùy theo thời khóa biểu từng hôm, cháu sẽ phải mang theo sách cho các môn phụ như thủ công, mỹ thuật, tin học, tiếng Anh, đạo đức, tự nhiên - xã hội... Năm nay chắc cũng chẳng có gì thay đổi" - chị Trần Phương Vy nhận xét. |
Bọ˜ GIÃO Dọ¤C SỊM CÓ Mọ˜T Bọ˜ SÃCH GIÃO KHOA HOÀN CHọˆNH CÃC CẤP HọŒC PHọ” THÔNG. Ba mươi năm vẫn thực nghiệm có lẽ không ai thể ngọ được, không lý nào ngành giáo dục VN trong 30 năm với một lực lượng đội ngũ trí thức hùng hậu mà không chọn được trong số đó để biên soạn hoàn chỉnh bộ sách giáo khoa cấp tiểu học phổ thông, mà chỉ sử dụng chương trình thực nghiệm. Ai cũng trãi qua các cấp học phổ thông nhưng một điều kỳ lạ người học trước nhưng không thể nào hướng dẫn dạy lại cho người học sau được, các lớp cao hơn như trung học cơ sở trở lên không nói, nhưng chỉ cấp tiểu học phụ huynh hướng dẫn làm bài tập cho các em kết quả cô giáo chấm không đúng, phụ huynh cũng không hiểu tại sao? Do vậy phụ huynh phải cho các em học thêm! Bộ sách giáo khoa những năm qua liên tục được cải cách thay đổi bổ sung nhưng kết quả không mong đợi. Qua cải cách trọng lượng bộ sách ngày càng nặng hơn, chữ càng nhiều hơn, tội cho các em nhọ phải mang bộ sách nặng trên vai các em vượt hơn trọng lượng cơ thể của mình. Không biết chương trình giáo khoa cải cách như thế nào, nhưng thực tế phải kéo dài thời gian học hơn thời gian học như trước đây, bây giọ bước vào đầu năm học, phải học trước 2 tuần trước ngày khai giảng như Bộ giáo dục đào tạo quy định ngày 05 tháng 09 hàng năm, thì mới học hết chương trình theo bộ giáo khoa mới, cách nói của ngành giáo dục học trước để giảm tải. đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo, nếu chương trình thực nghiệm trong thời gian vừa qua được đánh giá có kết quả tốt, cần hệ thống thành bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh để tất cả các trường tiểu học trong cả nước có cùng một chương trình dạy cho các em giống nhau, tránh xảy ra tình trạng phụ huynh phải chen nhau, xô đẩy để mua hồ sơ cho các cháu đi học không còn gì là văn hóa nữa như trường hợp ở trường PTCS thực nghiệm tại Hà nội vừa qua. đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, Bộ giáo dục cũng cần sớm hoàn thiện bộ sách giáo khoa cho các cấp học này, làm thế nào chương trình sách giáo khoa súc tích đầy đủ ngắn gọn hơn, các em học sinh không phải học trước để giảm tải, ngày khai giảng tựu trường đều đúng ngày 05 tháng 09 hàng năm, được tổ chức đồng loạt trong cả nước. Như vậy ngày khai giảng mới có ý nghĩa, không phải học trước khai giảng sau như mấy năm vừa qua.