Bắt đúng "bệnh" mới hết ùn tắc

Thứ bảy - 25/08/2012 23:33 1.174 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Cần xem xét do xe cá nhân hay do cơ sở hạ tầng, tổ chức giao thông yếu kém có phải là những nguyên nhân chính gây ra ùn tắc giao thông, để có giải pháp phù hợp

 

Bản dự thảo đề án hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn, với phạm vi áp dụng thí điểm tại Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, đà Nẵng, Hải Phòng vừa được Bộ GTVT hoàn thiện và gửi lấy ý kiến các địa phương, bộ ngành liên quan. Hoan nghên sự chủ động, tích cực của Bộ GTVT, song các chuyên gia cũng thẳng thắn góp ý nhiều vấn đề.
Việc hạn chế phương tiện cá nhân nhằm hạn chế ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn cần có các phương án khả thi.
Trong ảnh: Kẹt xe trên đường Điện Biên Phủ, quận 3 - TPHCM Ảnh: TẤN THẠNH

Taxi không phải là xe cá nhân

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội Bùi Danh Liên đều có chung nhận định: Bộ GTVT chưa định nghĩa được khái niệm thế nào là "xe cá nhân". Việc gộp tất cả  ô tô dưới 7 chỗ ngồi và xe máy vào khái niệm "xe cá nhân" để hạn chế, thu phí là không ổn. Theo ông Hùng, xe cá nhân bao gồm  ô tô dưới 10 chỗ ngồi, được đăng ký sử dụng cho cá nhân và không được dùng vào mục đích kinh doanh. Như thế, ô tô của các doanh nghiệp Nhà nước, công an, quân đội, xe phục vụ công tác đào tạo, sát hạch lái xe, taxi không thể được coi là xe cá nhân. "Taxi là phương tiện vận tải công cộng, hoạt động và đóng thuế theo Luật Doanh nghiệp sao có thể đưa vào xe cá nhân để hạn chế, thu phí được. Điều đó sẽ ảnh hưởng chính đến quyền lợi của người dân khi sử dụng dịch vụ này" - ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Vào thời điểm này cần thận trọng xem xe cá nhân có phải nguyên nhân chính góp phần ùn tắc hay chủ yếu do hạ tầng, tổ chức giao thông còn yếu kém? Nếu bắt không đúng "bệnh" của ùn tắc giao thông, đề án của Bộ GTVT có thể khiến nhiều ngành sản xuất kinh doanh lao đao, điển hình là sản xuất, nhập khẩu, lắp ráp ô tô, xe máy.

Quy định mơ hồ

để hạn chế xe cá nhân, dự thảo đưa ra giải pháp, hạn chế  số lượng xe cá nhân đăng ký hằng năm ở mỗi địa phương. Bên cạnh đó sẽ tăng lệ phí trước bạ, phí biển số, chứng minh được có chỗ đỗ xe mới được phép mua ô tô, xe cá nhân  nộp phí bảo vệ môi trường cao hơn các phương tiện khác, xe máy không đạt tiêu chuẩn đăng kiểm sẽ không được lưu hành… Về nội dung này, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét: "Ai dám chắc sẽ không có tình trạng người dân đổ xô sang các địa phương lân cận để đăng ký, rồi làm thủ tục ủy quyền và đưa về 5 TP trên lưu hành. Điều này đã từng có trước đây khi Hà Nội chỉ cho phép mỗi người đăng ký một xe và sau đó phải bãi bọ".

Một nội dung quan trọng, theo ông Hùng, cũng không được đề cập cụ thể trong dự thảo của Bộ GTVT là việc hỗ trợ đối với xe buýt. Ngoài việc xóa bọ độc quyền, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia loại hình vận tải này để nâng cao chất lượng phục vụ, cần chấm dứt ngay việc dùng tiền ngân sách để hỗ trợ trực tiếp như hiện nay. "Không thể để địa phương hỗ trợ, trợ giá cho doanh nghiệp cả ngàn tỉ đồng như hiện nay, bởi nó rất dễ tạo ra kẽ hở để tham nhũng" - ông Hùng nói.
Việc hạn chế phương tiện cá nhân nhằm hạn chế ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn cần có các phương án khả thi. Trong ảnh: Kẹt xe trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
 

TPHCM chủ động triển khai nhiều dự án

Hiện nay, Sở GTVT đang tiến hành góp ý cho đề án hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông của Bộ GTVT. Trong danh sách những việc cần làm theo như đề án đưa ra tại TPHCM, Sở GTVT cũng đã liệt kê những việc đã, đang và chuẩn bị triển khai. Theo đó, TPHCM đang nghiên cứu giai đoạn cuối đề án thu phí ô tô vào khu trung tâm. Theo Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (ITD), đơn vị nghiên cứu dự án, phạm vi thu phí mà dự án hướng tới là khu vực quận 1 và 3. đến nay, ITD đã nhiều lần báo cáo đề án này cho UBND TPHCM và các sở ngành góp ý. TPHCM cũng đã tiến hành lập vành đai hạn chế xe tải, xe container lưu thông vào nội đô. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín đã yêu cầu Sở Tài chính xem xét nâng mức phí đậu ô tô trong khu trung tâm TP. Bên cạnh đó, TPHCM cũng đang tiến hành kêu gọi đầu tư các dự án đường trên cao, tuyến đường sắt đô thị, tàu điện một ray, các nút giao thông khác mức trong nội đô và một số đoạn đường còn lại để khép kín Vành đai 2. Hiện TPHCM đang xây dựng cầu vượt kết cấu thép cho ngã tư Thủ đức, chuẩn bị đầu tư loại cầu này cho ngã tư Hàng Xanh, bùng binh Cây Gõ và Lăng Cha Cả.

Ngoài những đã làm được như trên, Sở GTVT cũng đang góp ý một số nội dung chưa hợp lý cần điều chỉnh trong đề án. Sau khi hoàn thành bản góp ý cho đề án, sở sẽ trình UBND TPHCM xem xét.

A.Nguyệt

THẾ KHA

Ý kiến bạn đọc
  • MINH TRÍ
    25/08/2012 11:35

    CÆ  Sọž HẠ TẦNG GIAO THÔNG THẤP KÉM LÀ NGUYÊN NHÂN XÃY RA ÙN TẮC VÀ TAI NẠN GIAO THÔNG. Trong thời gian vừa qua nguyên nhân xảy ra tai nạn lý do tài xế chủ quan, phóng nhanh, vượt ẩu, chất lượng xe không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên bên cạnh đó cơ sở hạ tầng thấp kém, chất lượng các tuyến đường giao thông xuống cấp, đường ở miền núi quá hẹp, quanh co cũng là nguyên nhân không đảm bảo an toàn trong giao thông gây ra các vụ tai nạn. Những năm qua ở nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài, chất lượng quá kém, như tuyến đường quốc lộ 1a mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước thì năm sau đã bị hư họng xuống cấp. Do không tập trung dứt điểm nên không thể nào phát huy được hiệu quả, vì thời gian vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa mất quá nhiều thời gian, như đoạn đường quốc lộ 14 từ TP.HCM đến Buôn Ma Thuột chỉ có khoảng cách 350km, nhưng phải đi tốn quá nhiều thời gian trên 10 giọ đồng hồ mới đến nơi. Hiện nay đoạn đường này quá xấu xuống cấp trầm trọng, không được tu sửa đã gây ra ùn tắc giao thông như tại khu vực cầu Duy hòa phưọng Khánh xuân, thành phố Buôn ma thuột, tỉnh Đăklăk, phóng viên báo đài trung ương ANTV và địa phương đã có nhiều phóng sự kiến nghị nhưng không thấy cơ quan nào chịu trách nhiệm. được biết hiện nay đoạn đường này do Công ty quản lý sửa chửa đường bộ Đăk lăk trực thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý, nhưng đến khi phóng viên đến phọng vấn lãnh đạo Công ty thì lãnh đạo công ty nói rằng "không chịu trách nhiệm vì đã bàn giao cho đơn vị thi công nên không có trách nhiệm gì". Rõ ràng đây là lời phát biểu thiếu trách nhiệm trước người dân, hiện nay đoạn đường này vẫn do Công ty chịu trách nhiệm quản lý chớ không thuộc trách nhiệm của địa phương vì Bộ giao thông vận tải chưa phân cấp cho địa phương. Do đường quá hẹp quanh co khúc khủyu , nhiều năm qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thảm khóc, gần đây nhất tối ngày 17/5 /2012 vừa qua một vụ tai nạn xảy ra tại cầu Serepok tỉnh Đăklăk trên quốc lộ 14 làm cho 37 người chết và trên 20 bị thương, người thân trong gia đình phải chứng kiến người thân của mình ra đi trên những chuyến xe định mệnh, nhưng không biết làm gì để khắc phục. đây là tuyến đường độc đạo nối liền từ các tỉnh Tây nguyên đến thành phố Hồ chí Minh và các tỉnh lân cận, người dân do công việc làm ăn, lao động ở các khu công nghiệp, con em đi học xa như ở thành phố Hồ chí Minh, Bình dương vv… vẫn phải tiếp tục đi trên con đường này, không biết Bộ Trưởng Giao thông vận tải có biết không? Nhất là cơ quan Bộ giao thông là tham mưu chính cho Chính phủ để triển khai tuyến đường này, nhưng cách làm của Bộ trong những năm qua, không biết đến năm nào đoạn đường quốc lộ 14 mới được nâng cấp mở rộng, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, đảm bảo cho các phương tiện lưu thông được an toàn. Nếu như trước đây tuyến đường quốc lộ 14 được Chính phủ quy hoạch tiêu chuẩn cấp đường là cấp 3 đồng bằng bề rộng thân đường là 24m, nay Bộ giao thông chỉ cho phép hạ cấp đường là cấp 3 miền núi, do vậy bề rộng thân đường chỉ còn 12m, bằng ½ so với đường ở đồng bằng là không phù hợp, vì tuyến đường này số lượng phương tiện lưu thông quá lớn. Nếu thực hiện cấp đường cấp 3 miền núi, thì chắc chắn không thể khắc phục được  tình hình tai nạn xảy ra liên tục trong thời gian vừa qua, sau đó lại tiếp tục mở rộng theo tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, đây là sự lãng phí tiền của nhà nước và nhân dân. Với sự mong mõi chọ đợi của người dân, các dân tộc ở Tây nguyên mong muốn nhà nước sớm triển khai nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc lộ 14 hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay4,004
  • Tháng hiện tại57,335
  • Tổng lượt truy cập41,237,936
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây