Văn bản trái luật "hành" dân

Thứ bảy - 25/08/2012 03:14 1.363 0

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ
Mỗi năm, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) "tuýt còi" hàng ngàn văn bản có dấu hiệu trái luật, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, doanh nghiệp
 
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao động, ông Nguyễn đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho biết thời ông còn làm việc không có quá nhiều văn bản trái luật như bây giọ.

Sọ đến đâu sai đến đó

Theo báo cáo của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), chỉ riêng năm 2011, các cơ quan tư pháp đã phát hiện gần 4.000 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Trước đó, năm 2010, trong số 90.826 văn bản được kiểm tra, có đến 6.888 văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Bộ Tư pháp nhận định công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều điểm hạn chế. Tình trạng "luật chọ nghị định, thông tư" vẫn còn quá nhiều.
 
Trong khi đó, việc thẩm định, góp ý về các dự thảo văn bản luật và văn bản dưới luật ở nhiều cơ quan chỉ mang tính chất qua loa, chưa gắn kết với yêu cầu chỉ đạo, điều hành và chưa loại bọ được những mâu thuẫn, chồng chéo trong quá trình thẩm định. Không ít địa phương vẫn còn trường hợp văn bản chưa thẩm định đã trình UBND ban hành.
 
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng năng lực cán bộ tư pháp còn hạn chế đã "góp phần" quan trọng dẫn tới tình trạng văn bản trái luật nhiều như hiện nay.
 
Theo ông Hậu, trong thời gian qua, nhiều văn bản trái luật gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp chưa được người ra văn bản xin lỗi, bồi thưọng thọa đáng.
 
"Không thể tính hết thiệt hại của các doanh nghiệp khi Thông tư 20 "siết" quy định nhập khẩu, kinh doanh ô tô của Bộ Công Thương được ban hành. Sau một thời gian, những quy định bất hợp lý của thông tư này mới được sửa đổi" - ông Hậu nói.
 
Theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, việc đưa tên cha mẹ vào CMND là
 trái với Luật Dân sự và Công ước về quyền trẻ em

Chậm sửa đổi

Có một thực tế là khá nhiều văn bản trái luật bị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật "tuýt còi" nhưng cơ quan ban hành chậm trễ sửa đổi hoặc làm ngơ khiến người dân gặp khó.

Điển hình nhất là Nghị quyết 23/2011 của HđND TP đà Nẵng có 3 nội dung trái luật đã được Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nhiều lần gửi công văn "nhắc nhở" nhưng chậm trễ sửa đổi.
 
đến kỳ họp vừa qua, HđND địa phương này mới bọ 2 quy định bị "tuýt còi". Riêng quy định về siết nhập cư, HđND TP đà Nẵng và Sở Tư pháp đà Nẵng vẫn một mực khẳng định mình không làm sai.
 
Mới đây là Thông tư 27/2012 của Bộ Công an quy định điền họ tên cha mẹ lên CMND. đại diện Bộ Công an cho biết bộ thực hiện đúng Nghị định 170 về CMND đã ban hành từ năm 2007 và khi ấy Bộ Tư pháp cũng đã thẩm định mà không có ý kiến gì nên mới cho ban hành.
 
Thế nhưng sau khi ban hành, Thông tư 27 đã vấp phải sự phản ứng của dư luận. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật sau đó có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiến nghị sửa quy định trên bởi nó trái với Luật Dân sự và Công ước về quyền trẻ em.
 
Mặc dù vậy, sáng 23-8, trả lời báo chí, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Tư pháp) vẫn khẳng định sẽ bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm cấp CMND mẫu mới từ đầu tháng 9 bởi Bộ Công an làm đúng theo nghị định của Chính phủ.
 
Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết có một thực tế là nhiều quy định mang nặng tính lợi ích nhóm, không được lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan liên quan nên sau khi ban hành đã bị dư luận lên tiếng phản ứng rồi mới được sửa đổi.
 
Ông Hậu đề xuất Nhà nước nên có biện pháp chế tài, quy định cụ thể về việc bồi thưọng thiệt hại do văn bản trái luật gây nên.
Thế Kha
Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    24/08/2012 20:59

    NHÀ NƯỊC CẦN XEM XÉT VIọ†C SANG NHƯọ¢NG CHUYọ‚N đọ”I đáº¤T đAI THEO QUY đỊNH CủA LUẬT đáº¤T đAI đọ‚ TRÁNH HÀNH DÂN Có những luật đều được quốc hội thông qua như luật đất đai, luật công chứng , nhưng khi có những văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện nhưng không thống nhất , như luật đất đai cho phép người dân khi làm thủ tục chuyển nhượng , chuyển đổi đất đai , có thể được lựa chọn làm thủ tục tại UBND các xã, phưọng thị trấn ; Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, thị, thành phố hoặc tại Phòng công chứng. Trong khi đó văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện luật công chứng thì bắt buộc người dân phải làm thủ tục tại phòng công chứng. Trong thời gian vừa qua nhất là làm thủ tục chuyển nhượng đất đai tại Phòng công chứng đã lộ lên những bất cập , do Phòng công chứng không nắm được thông tin, tính xác thực nguồn gốc đất đai đang làm thủ tục sang nhượng, do vậy kẻ xấu đã lợi dụng làm bìa đọ giả hết sức tinh vi giống như thật, đã qua mắt các công chứng viên làm thủ tục chuyển nhượng trót lọt, đến khi cơ quan điều tra phát hiện được đã làm thiệt hại cho rất nhiều người mua đến hàng trăm tọ· đồng. Chưa tính đến có nhiều bìa đọ giả hiện nay đang thế chấp tại các ngân hàng thương mại, cũng chưa thống kê được mức thiệt hại như thế nào cho xã hội? để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tránh hành dân, như hiện nay tại tỉnh Đăknông có Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp chỉ có 01 công chứng viên, nên không đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân , nhưng người dân có nhu cầu không được phép làm thủ tục tại UBND các xã phưọng, thị trấn hoặc tại Văn phòng đăng ký đất đai như quy định của Luật đất đai .đề nghị việc công chứng hay chứng thực việc chuyển nhượng đất đai, nên thực hiện tại UBND cấp xã,phưọng, thị trấn và tại Văn phòng đăng ký đất đai là tốt hơn. Vì tại nơi này các cơ quan chuyên môn sẽ đối chiếu bìa đọ trong hồ sơ lưu trữ , biết được nguồn gốc của thửa đất thì phát hiện ngay bìa đọ thật hay giả. Không nên cứng nhắc quy định công chứng như hiện nay trái với tinh thần luật đất đai, khi làm thủ tục chuyển nhượng đất đai bắt buộc người dân phải làm thủ tục tại các phòng công chứng. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,920
  • Tổng lượt truy cập41,128,723
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây