Nhiều "đại gia" vẫn phải nợ thuế (Ảnh minh họa)
Tổng cục Thuế cho rằng, việc thị trường bất động sản đóng băng, kinh tế đi vào suy thoái là những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp đại gia phải nợ thuế. Trên thực tế, trong báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp vẫn thể hiện sự tăng trưởng mạnh. Nhưng họ vẫn... nợ thuế đều đều?
Dư luận không khọi đặt ra câu họi, những tên tuổi như công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD), công ty cổ phần XNK tổng hợp Hà Nội (Gleximco), công ty phát triển đô thị quốc tế Việt Nam, công ty thương mại - dịch vụ Nam Cưọng... vốn "nổi tiếng" vì những món lợi nhuận khổng lồ vậy mà vẫn phải nợ tiền thuế Nhà nước?
Điểm đáng lưu ý là số nợ của các doanh nghiệp này không hề nhọ khi HUD nợ tới gần 400 tọ· đồng, Gleximco nợ hơn 220 tọ· đồng, Nam Cưọng ít hơn cũng là 69 tọ· đồng... Ngoài ra, khá nhiều doanh nghiệp lớn nợ thuế kéo dài như công ty CP Tập đoàn Thành Công; tổng công ty Xây dựng Hà Nội...
Dù rằng vẫn thông cảm cho các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng điều có thể nhìn thấy rõ là dù trong bất kỳ thời điểm nào thì việc các doanh nghiệp "được nợ" hay "nợ được" hàng chục, thậm chí là hàng trăm tọ· đồng tiền thuế cũng đã tác động xấu đến sự lành mạnh của tài chính thuế; đồng thời tạo nên sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Nhiều người đặt ra câu họi, với số tiền các doanh nghiệp nợ thuế lên đến hàng trăm tọ· đồng trong một vài tháng thì số tiền vốn cũng như lãi suất có thể hưởng lợi lớn đến mức nào?
Thông tin nợ thuế "khủng" của các doanh nghiệp đã ngay lập tức gây nên những "bất bình" từ các doanh nghiệp khác. Nhiều doanh nghiệp đặt ra câu họi: Tại sao chúng tôi vay vài tọ· đồng tiền vốn, chưa nói dến việc khất thuế thì khó khăn như thế, mà các "đại gia" lại có thể nợ thuế tới hàng trăm tọ· đồng, thậm chí nợ trong nhiều năm như vậy? Phải chăng doanh nghiệp "đại gia" có thể nợ thuế còn doanh nghiệp nhọ thì không? Phải chăng những doanh nghiệp chấp hành thuế thì lại chịu thiệt thòi khi không thể "tận dụng" thành công cơ hội chiếm dụng vốn bằng cách nợ thuế?
Trước những thông tin về nợ thuế, một số "đại gia" đã lên tiếng một cách miễn cưỡng. đại diện của HUD, ông Nguyễn Thắng - chánh văn phòng tập đoàn này cho rằng, con số 400 tọ· đồng nợ thuế của HUD có thể là đúng. Tuy nhiên, theo ông Thắng, số tiền đó là số nợ chậm nộp tiền sử dụng đất chứ không thể là tiền thuế nói chung như các báo đưa.
Một số doanh nghiệp khác lại cho rằng, số nợ thuế hơn 100 tọ· đồng với các doanh nghiệp BđS không phải là qúa lớn. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh như hiện tại khi mọi khó khăn từ thị trường, ngân hàng... đổ dồn lên vai thì quả thực số tiền đó là lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lại cho rằng, khó khăn của họ còn nằm ở tình hình tín dụng ngặt nghèo nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận thà chịu phạt do chậm nộp thuế của ngành tài chính lên tới 18%/năm thì dù sao vẫn còn thấp hơn so với lãi suất đi vay của ngân hàng, hoặc phải chịu cảnh bán lại dự án.
Về vấn đề này, thứ trưởng Bộ Tài chính đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận, có tình trạng như các doanh nghiệp ý kiến và đối tượng này chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. đối tượng này chiếm tới 53,8% trong tổng số nợ thuế, điều này cho thấy ý thức chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp này là không cao.
Quan điểm của ông Phạm Sỹ Liêm - phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN : "Phải cho họ sống để họ còn trả nợ chứ". Ông Liêm cho rằng ngân hàng nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn như hiện nay, phải cho họ một cơ hội để "sửa sai".
Phan An
à kiến của bạn
Nọ¢ đọŒNG THUẾ DO CÆ CHẾ CHÃNH SÃCH THUẾ HIọ†N NAY.
Do cơ chế chính sách quy định thời gian cho các đối tượng nộp thuế hiện nay nên Bầu đức nói đúng :"Tôi nợ chứ không xù thuế ". Những năm qua vấn đề nợ đọng thuế của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh liên tục gia tăng , mặc dù chính quyền địa phương các cấp và ngành thuế đã tích cực có nhiều biện pháp tích cực nhưng cũng chưa chuyển biến . Bộ tài chính chỉ đạo phấn đấu nợ tồn đọng thuế cuối năm chỉ dưới 5% , nhưng thực tế các địa phương đều nợ thuế tồn đọng trên 10% , cá biệt có địa phương hơn 50% nợ thuế tồn đọng. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan , về mặt khách quan do chế độ chính sách nộp thuế các đối tượng nộp thuế được kéo dài đến 90 ngày , nếu quá thời gian đó ngành thuế mới áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý . Trong thời gian này các đối tượng nộp thuế chỉ nộp tiền phạt thuế do nộp chậm , số tiền nộp phạt chậm quá thấp so với mức lãi vay ngân hàng hiện nay của các ngân hàng , do vậy không doanh nghiệp , hộ kinh doanh nào lại đi vay ngân hàng để nộp thuế với mức lãi suất cho vay quá cao như hiện nay. Về mặt chủ quan có nhiều doanh nghiệp , hộ kinh doanh làm ăn có tinh thần trách nhiệm , đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định, tuy nhiên có doanh nghiệp , hộ kinh doanh cố tình trốn thuế , khi biết đến thời điểm ngành thuế sẽ áp dụng các biện pháp hành chính thì các đơn vị này đã tẩu tán tài sản , nơi kinh doanh chỉ là nơi thuê mặt bằng để kinh doanh , nơi ngân hàng đăng ký tài khoản thì không còn số dư . Cuối cùng cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra để xử lý , nhưng không xử lý được do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm , vì các tổ chức này chỉ nợ thuế chứ không phải trốn thuế . Còn các lãnh vực thất thu thuế tập trung 6 lãnh vực mà ngành thuế đang chỉ đạo tăng cưọng thanh tra , nhất là tình trạng chuyển giá hiện nay của các đơn vị liên doanh nước ngoài , qua thanh tra phát hiện truy thu thuế lên đến hàng ngàn tọ· đồng, ngoài ra việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu cũng là vấn đề báo động , vì có nhiều doanh nghiệp đã làm hồ sơ khống để hoàn thuế giá trị gia tăng nhiều vụ đã có đến hàng trăm tọ· đồng. để khắc phục các vấn đề nêu trên cần phải nghiêm khắc xử lý các hành vi cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người tham gia kinh doanh , đối các nước trên thế giới vấn đề trốn thuế là tội rất nặng, được điều chỉnh trong bộ luật hình sự. đề nghị nên có hướng dẫn quy định thời gian cụ thể yêu cầu phải có nghĩa vụ nộp thuế , nếu quá thời gian các đối tượng phải nộp thuế mà không nộp thì coi như tội trốn thuế phải xử lý theo bộ luật hình sự. Còn vấn đề chống thất thu 6 lãnh vực đã nêu , nhà nước yêu cầu các đơn vị này hàng năm phải có thẩm định kiểm tra của các tổ chức kiểm toán trong hoặc ngoài nước do đơn vị tự thuê và báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm cho ngành thuế quản lý. Bên cạnh đó các tổ chức thanh tra nhà nước hoặc chuyên ngành tăng cưọng công tác thanh tra giám sát các đơn vị nào có dấu hiệu hoạt động tài chính không lành mạnh. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, hy vọng những năm tới tình hình nợ đọng thuế và thất thu thuế sẽ giảm.
MINH TRÃ
Nguồn tin: nguoiduatin