Nhiều tuyến đường "đói" vốn
Phát biểu tại Hội nghị đánh giá hiệu quả và xác định nhu cầu đầu tư vào Tây Nguyên được tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa mới đây, ông Trần Lê Tuấn, Vụ phó Vụ Kế hoạch và đầu tư (Bộ Giao thông-Vận tải) cho biết: "Toàn vùng có khoảng 14.700 km đường bộ, trong đó đường quốc lộ là 2.175 km, gồm Quốc lộ 14 và 14C, cùng các tuyến ngang là Quốc lộ 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 55 hiện đang được đầu tư, hoặc tìm nguồn vốn để đầu tư nâng cấp. Ngoài ra, hệ thống đường tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn của vùng hiện có hơn 12.500 km cũng đang được đầu tư". Cũng theo ông Tuấn, các tuyến đường trên hiện đã và đang được Bộ tập trung mọi khả năng huy động nhiều nguồn vốn như ODA, ngân sách, trái phiếu Chính phủ, BOT… Tuy vậy, cái khó hiện nay, Chính phủ đang triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội nên rất nhiều dự án của Bộ Giao thông-Vận tải bị cắt giảm vốn và giãn tiến độ. Chỉ tính riêng Quốc lộ 14, phần đi trùng với đường Hồ Chí Minh hiện còn thiếu hơn 8.000 tọ· đồng, trong đó đoạn qua thị xã Gia Nghĩa (đắk Nông), bao gồm 7,3 km đường của Quốc lộ 28 với tổng chiều dài hơn 15 km, đầu tư 1.124 tọ· đồng, khởi công từ đầu năm 2007, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Hiện tại, dự án này vẫn còn thiếu 365 tọ· đồng. Tương tự, trên tuyến Quốc lộ 14C, đoạn qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, đắk Lắk và đắk Nông giai đoạn một đã đầu tư xây dựng hệ thống cầu, cống, mặt đường nền đất hiện cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên ở giai đoạn hai đầu tư nền, mặt đường và một số đoạn nhựa hóa có tổng chiều dài gần 400 km, với số vốn trên 1.700 tọ· đồng hiện vẫn chưa tìm được nguồn đầu tư. Các đoạn tuyến Quốc lộ 25 nối tỉnh Gia Lai-Phú Yên cũng còn thiếu 1.315 tọ· đồng. Tuyến đường trường Sơn đông dài 670 km, có tổng mức đầu tư khoảng 9.680 tọ· đồng, hiện còn thiếu hơn 6.000 tọ· đồng…
Ngoài hệ thống đường bộ, khu vực Tây Nguyên còn có đường hàng không gồm các sân bay Liên Khương (Lâm đồng), Buôn Ma Thuột (đắk Lắk) và Pleiku (Gia Lai). Hiện tại, hạ tầng đường hàng không của vùng vẫn ở quy mô nhọ và đang ở trong quá trình đầu tư nâng cấp. để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của toàn vùng, đến năm 2015, hệ thống đường hàng không này cũng cần được đầu tư khoảng 2.300 tọ· đồng nữa.
Phải sớm gỡ "nút thắt"... giao thông
Theo ông đặng Huy đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư thì trong năm 2011, hệ thống giao thông toàn vùng Tây Nguyên cũng chỉ được đầu tư khoảng 1.600 tọ· đồng, trong khi nhu cầu thực tế cần vài nghìn tọ· đồng mỗi năm. Số vốn đầu tư được phân bổ như vậy là không lớn và dự báo trong các năm tới cũng sẽ không nhiều hơn. Như vậy, muốn phát triển hệ thống đường giao thông ở khu vực Tây Nguyên từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của vùng thì trước hết phải tìm ra cơ chế đột phá. đó là xây dựng chính sách đầu tư, thu hút đầu tư đặc thù mới có thể gỡ "nút thắt" giao thông của toàn vùng. Ông đông còn phân tích thêm: "Hiện tại, nhìn vào các dự án giao thông trong vùng đã và đang được đầu tư, nâng cấp mở rộng thì thấy khá nhiều, trong khi nguồn vốn được phân bổ lại có hạn. Vì thế, các tỉnh Tây Nguyên nên tập trung đầu tư vốn hoàn thành các dự án quan trọng trước. Trước mắt, khu vực Tây Nguyên tập trung nguồn vốn để đầu tư vào hệ thống đường trục dọc, ngang của vùng. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đang tính đến việc huy động vốn đầu tư bằng các hình thức như BOT, BT. để làm được điều này, các địa phương phải "chọn", giành những phần đất có hiệu suất thu hồi vốn cao "gọi" nhà đầu tư".
đồng quan điểm với ông đông, ông Trần Lê Tuấn cũng chỉ ra rằng, thời gian tới Bộ Giao thông-Vận tải sẽ tiếp tục đề xuất với Chính phủ cũng như các bộ, ngành tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản trong đầu tư xây dựng cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015. Điển hình như điều chỉnh ưu đãi đầu tư vào hạ tầng giao thông vận tải; nâng cấp Quyết định 71 về quy chế thí điểm đầu tư PPP (hợp tác đầu tư công-tư) thành nghị định; thay thế Thông tư 90/2004/TT-BTC về thu phí và mức phí đường bộ của Bộ Tài chính để tạo cho nhà đầu tư nâng mức phí, đảm bảo các dự án BOT có lãi... Bên cạnh đó, Bộ Giao thông-Vận tải cũng sẽ phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên rà soát lại quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, cân đối nguồn vốn trên cơ sở tập trung ưu tiên cho các dự án thật sự cần thiết. Các địa phương trong vùng cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với chiến lược phát triển ngành, cũng như chú trọng ưu tiên vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từng tỉnh.
Cũng tại Hội nghị đánh giá hiệu quả và xác định nhu cầu đầu tư vào Tây Nguyên, ngoài các nhà quản lý thì không ít doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào khu vực này cũng đã "than" về thực trạng giao thông khu vực quá yếu. Hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tính hấp dẫn trong thu hút dự án đầu tư vào vùng đạt thấp. Tính trong 10 năm qua, toàn vùng mới thu hút được 146 dự án FDI, chiếm 1,1% so với cả nước và 0,4% về nguồn vốn (hơn 800 triệu USD)… Cũng theo các đại biểu này, nếu không kịp thời đổi mới cơ chế, chính sách, tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng giao thông thì Tây Nguyên rất khó cạnh tranh với những vùng khác.
Nguồn tin: Báo Đăk Nông