Tìm hiểu về thông tin cà phê có tẩm các hóa chất gây hại cho sức khọe, PV ra chợ và không khọi sửng sốt trước ngôÌ€n ngôÌ£n những loại hóa châÌt, bôÌ£t chêÌ biêÌn sẵn đóng gói để pha cà phê bán thu lợi nhuâÌ£n cao nhâÌt.
"Thánh địa hóa chất" tại chợ Kim Biên có thể biến những thứ không phải cà phê thành cà phê thơm ngon. Ảnh TN
Theo ông đoàn Triệu Nhạn, Chuyên viên cao cấp Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, mỗi năm cả nước tiêu thụ khoảng 56.000 tấn cà phê. Trong đó, có ít nhất 1/3 số cà phê nói trên có sử dụng các loại phụ gia.
Ông Nhạn tiết lộ thêm, để cho ly cà phê thơm béo, ngoài bơ, người ta còn độn thêm đậu nành rang. để cà phê "gắt cổ", người ta chọn chất độn là đậu đọ. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng tinh cà phê để tạo mùi...
để tìm hiểu rõ về việc này, PV báo điện tử Infonet vào "thánh địa hóa chất" là chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), nơi tập kết các loại hóa chất có khả năng "phù phép" được các "đầu nậu" chuyên cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn.
Tinh chất cà phê Robusta được bán tràn lan tại chợ Kim Biên với giá 350.000 đồng/kg. Ảnh TN
Tại chợ Kim Biên, đâÌ£p vào mắt người mua là la liệt những sạp kinh doanh hóa chất với đủ loại tinh cà phê của: Anh, Pháp, đức, Mỹ... "đây là những hóa chất tạo mùi tổng hợp, chỉ cần một chấm bằng đầu tăm sẽ làm 1 kg cà phê thơm lừng dù đứng cách xa vài mét", môÌ£t người bán giới thiêÌ£u.
Khi PV nói lý do đi mua chất tạo mùi cà phê về để mở quán cà phê vỉa hè, chủ sạp TT nhanh nhảu: "Có hai loại đều là tinh chất cà phê robusta RC 9535 nhưng mùi vị khác nhau. Một loại có vị hơi béo một chút và một loại có vị hơi đắng nhưng giá tiền thì bằng nhau, đều 350.000 đồng/kg cả. Nhưng để chế ngon hơn em cần mua thêm đường hóa học, bơ công nghiệp, bột vani, caramen… để tạo mùi vị và khi pha sẽ kết dính lại với nhau nhìn rất bắt mắt".
Chưa hêÌt, bà chị giới thiêÌ£u thêm "Cho thêm một chút bột trắng này, đảm bảo cốc cà phê có bọt nhìn không chê vào đâu được. Những chất này, ở đây đều có cả, nếu em lấy nhiều, chị sẽ bớt giá cho".
Theo quan sát của PV, những hóa chất này giá cũng khá cao. đơn cử, caramen có giá từ 250.000 - 300.00 đồng/lít, bơ công nghiệp Trung Quốc giá 50.000 - 60.000 đồng/kg, tinh ca cao có giá 350.000 đồng/kg… Thấy chúng tôi còn ngần ngừ chưa mua, bà chủ sạp tiếp tục quảng cáo: "Em yên tâm, mỗi một kg hóa chất em có thể chế biến thành hàng nghìn cốc cà phê, lời gấp hàng chục lần so với bán cà phê thật, tội gì không làm".
Tương tự tại sạp hóa chất MH, chúng tôi cũng được săn đón nhiệt tình, chủ tiêÌ£m đọc vanh vách hàng chục loại hóa chất để chế biến cà phê như: để có màu đậm thì bọ màu caramel, đậu nành; vị đắng thì có đậu nành rang cháy, đường thắng tới cháy, thuốc tây có gốc ký ninh (quinine); sánh thì tinh bột; châÌt tạo đặc thì có CMC; bọt thì có chất tạo bọt công nghiệp; mùi thơm có vani, bơ công nghiệp, đường hóa học… Nếu mua mỗi loại 1kg, giá lên đến gần 1 triệu đồng.
Tinh chất cà phê được chiết sang chai nhọ được PV mua về. Ảnh TN
Theo tiết lộ của một chủ cơ sở rang xay cà phê ở Q.12, hiện cơ sở này có đến hơn 1.000 thương hiệu cà phê đóng gói từ những cơ sở chỉ có vài chục công nhân đến cơ sở có hàng trăm công nhân làm việc, với đủ các nhãn hiệu khác nhau được mang đi bọ mối, chủ yếu cho các quán cà phê vỉa hè.
Vị này cho biết thêm: "Trên thị trường hiện nay, giá bán cà phê nhân dao động khoảng 55.000 đồng/kg, mỗi kg nhân rang xay được hoảng 0,7 kg cà phê bột. Song, các hãng chỉ giao mỗi kg cà phê bột với giá 55.000 - 60.000 đồng. Nếu tính cả chi phí nhân công, nhãn mác, bao bì vận chuyển… thì họ có cạp đất mà ăn à?".
Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu đức, Giảng viên chính bộ môn dược đại học Y dược TP.HCM cho hay, các chất như CNC nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp mà cho vào đôÌ€ uôÌng sẽ gây ung thư, caramen được sản xuất từ đốt cháy đường cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư. Bên cạnh đó, những loại đậu nành và bắp khi bị rang cháy đen cũng không còn giá trị dinh dưỡng gì cả.
Riêng về việc kiểm soát các loại hóa chất này trên thị trường, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, rất khó để dẹp những sạp kinh doanh này. Hiện TP đang thực hiện việc rà soát lại tiểu thương và các đơn vị kinh doanh để điều chỉnh loại hóa chất, chứng nhận VSATTP. đồng thời, tăng cưọng thanh tra, kiểm tra, quản lý hàng hóa và xử phạt các cơ sở sản xuất thực phẩm có sử dụng hóa chất quá liều lượng, hóa chất độc hại. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải pháp tạm thời chứ chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề.
Thúy Ngà - Trần Nhã
Nguồn tin: infonet.vn