Cơ quan điều tra đang tiến hành xác minh, điều tra và đưa ra những kết luận về nguyên nhân của vụ tai nạn thảm khốc tại cầu Sêrêpôk, nằm trên Quốc lộ 14, ranh giới giữa đắk Lắk và đắk Nông vào đêm 17/5 vừa qua. Tuy nhiên, theo lời một số nhân chứng, chiếc xe khách BKS 47V-2371 trong vụ tai nạn thảm khốc gây ra cái chết của 35 hành khách đã bị nổ bình hơi phanh trước thời điểm xảy ra tai nạn khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ.
Ông Trần Phú, bố vợ anh Lê Công Bằng cho biết, khoảng 19h ngày 17/5, anh Bằng (thời điểm này anh Bằng chưa lên xe) nhận được điện thoại với nội dung là xe bị nổ bình hơi phanh tại xã Ea Phê, huyện Krông Pắk. Sau gần 1 giọ sửa chữa, chiếc xe khách tiếp tục đi.
Một số người dân ở xã Ea Phê cũng xác nhận chiếc xe tai nạn thảm khốc đã dừng lại bên đường để sửa chữa khá lâu.
Theo một số nhân chứng, vụ tai nạn xảy ra vào lúc 22h30 ngày 17/5, lúc này xe khách 47V - 2371 của HTX vâÌ£n tải QuyêÌt Thắng do tránh hai xe máy chạy phía trước nên đã bâÌt ngọ mâÌt lái và tông thẳng vào lan can câÌ€u 14.
Mặc dù chưa có kết luận cuối cùng từ cơ quan điều tra nhưng qua những thông tin nhân chứng, nạn nhân sống sót kể lại, vụ tai nạn kinh hoàng này có một nguyên nhân giống với nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trước đó: chất lượng xe không đảm bảo an toàn, lái xe khách chủ quan, xử lý tình huống kém.
Điểm lại một số vụ tai nạn đã xảy ra trong những năm gần đây.
Xe rơi xuống vực, 31 cựu chiến binh thiệt mạng
7h30 sáng 21/4/2005 một chiếc xe chở cựu chiến binh Hà Nội du lịch xuyên Việt, trên đường từ Quảng Nam đi Kon Tum đã bị rơi xuống vực sâu 70m, thuộc địa phận xã Đăk Mang, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. 31/33 người có mặt trên xe thiệt mạng, trong đó có 16 cựu chiến binh.
Theo kết luận của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum, nguyên nhân xảy ra tai nạn do tài xế xử lý tình huống kém. Trong quá trình lái ô tô lên xuống đèo dốc quanh co, lái xe đã liên tục thao tác đạp nhả phanh làm cho nhiệt lượng do ma sát giữa má phanh và trống phanh tăng cao, khiến cho bề mặt của các má phanh chai cứng, giảm hệ số ma sát.
Các Cupben (vòng cao su) bên trong các xi lanh phanh chính có các dấu vết mòn lõm không đều và suy giảm độ bền cơ học (mềm nhão mất đàn hồi), tại các má phanh đều phủ một lớp muội đen. đó là những nguyên nhân làm cho hiệu lực phanh suy giảm, không đảm bảo an toàn khi xuống đoạn đường đèo dốc nguy hiểm.
Xe khách bị nước lũ cuốn trôi làm 19 người tử vong
Lúc 4h30 ngày 18/10/2010, trên Quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân đã xẩy ra vụ tai nạn xe khách bị nước lũ nhấn chìm khiến 19 người thiệt mạng. Vào thời điểm xẩy ra tai nạn, đoạn đường này bị ngập do nước lũ từ sông Lam dâng cao. Nước lũ làm ngập cọc tiêu (60cm) hai bên quốc lộ rộng 12m (xe bốn làn đường).
Mặc dù thấy nước lũ đang dâng cao gần ngập đèn ôtô, làm hạn chế tầm chiếu sáng nhưng do chủ quan, lái xe khách vẫn lái xe đi. Đi gần 1000 m, thấy phía trước chỉ còn khoảng 100m đường bị ngập thì bất ngọ ô tô bị trật bánh khọi mặt đường rồi xe nghiêng hẳn xuống ta luy bên trái và bị nước lũ cuốn ra sông Lam.
Hậu quả vụ tai nạn làm chết 19 người, một người mất tích. Trong số các nạn nhân bị chết có 15 người được trục vớt trên sông Lam, bốn người trực vớt tại bọ biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Xe tải đâm phải xe đầu kéo, 16 hành khách tử vong
Khoảng 4h sáng ngày 21/9/2008, xe khách trên đường ra Bắc đã đâm phải xe ô tô tải đầu kéo trên đường vào Nam tại km 431+100 trên quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Sau này, cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Theo cáo trạng của VKSND huyện Diễn Châu, sáng ngày 20/9/2008, Vương Thanh Quang và Ngô Quốc Thành thay nhau lái ô tô khách chở khoảng 30 hành khách từ bến xe Ban Mê Thuột đi Hà Nội.
Khi xe đến thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), Vương Thanh Quang lên cầm lái. Trên đường đi, Quang cho xe chạy với tốc độ trung bình 65-70km/h, đến đoạn đường cua quốc lộ 1A, thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An) thì gặp trọi mưa, đường trơn nhưng Quang lại không giảm tốc độ nên xe ngã nghiêng về bên trái.
Cùng lúc đó, chiếc xe kéo theo rơ-moóc lưu thông theo chiều ngược lại không kịp phanh đã đâm vào đỉnh nóc xe khách, đẩy chiếc xe đang đổ nghiêng vào trong mép đường khiến 16 người trong xe tử vong, 14 người khác bị thương
Tai nạn tại chân đèo Giăng Co, 14 người tử nạn
Rạng sáng ngày 2/6/2008, tại chân đèo Giăng Co thuộc Km 1754 quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Tân Nghĩa, Hàm Tân (Bình Thuận), xe container chạy hướng Phan Thiết - TP.HCM và xe khách 54 chỗ chạy ngược chiều đã đâm vào nhau khi trọi mưa to. Vụ tai nạn làm 12 người tử nạn tại chỗ, hai người tử vong trong bệnh viện. Theo xác định của cơ quan điều tra, xe khách trước khi va chạm với xe container đã va chạm nhẹ với xe tải nhẹ biển số 60M-7785 cách đó khoảng vài chục mét.
Trước đó, năm 1992, cũng tại điểm xảy ra tai nạn trên ở đèo Giăng Co, một vụ tai nạn xe khách thảm khốc cũng đã xảy ra, làm 14 người tử nạn tại chỗ.
Ô tô khách lật khi đổ đèo, 13 hành khách chết thảm đêm 1/3/2012, xe khách chở 19 người từ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đi tỉnh Attapư (Lào) bị lật nhào khi xuống đèo. 13 người chết, trong đó có cả lái và phụ xe, 6 người khác bị thương.
Theo một số nạn nhân sống sót, nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn thảm khốc này là ở phía trên nóc xe có chở một chiếc xe gắn máy, do buộc không chặt nên khi xe đổ đèo và ôm cua, dây buộc bị đứt làm xe đong đưa nên dẫn tới vụ tai nạn
Tai nạn thảm khốc, 10 người chết cháy
Vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra tại Km 1680, thuộc thôn 3, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) lúc 2h10 sáng 7/11/2011 đã làm 10 người chết, 23 người bị thương.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, xe container biển kiểm soát Khánh Hòa kéo rơ móc lưu thông thương hướng Bắc - Nam sau khi va quẹt với xe khách giưọng nằm Hoàng Long lưu thông chiều ngược lại, tiếp tục tông trực diện vào xe khách của HTX vận tải ô tô Tiến Bộ Thái Bình lưu thông cùng chiều với xe Hoàng Long.
Những người còn sống sót cho biết, mọi người đang ngủ thì nghe một tiếng nổ lớn, toàn bộ hành khách bị nhồi về phía trước, khói bắt đầu bốc lên trong sự hoảng loạn của hành khách.
Cơ quan điều tra xác định, đào là tài xế lái chính xe container đã gây ra vụ tai nạn thảm khốc này. Tại cơ quan điều tra, đào cho biết sau khi lái chiếc container từ tỉnh Khánh Hòa vào TP.HCM được vài giọ thì buồn ngủ nên giao cho phụ xe Trần Thanh Thiên (22 tuổi, là người không có giấy phép lái xe hạng FC) lái. đến 2h sáng 7/11, Thiên chạy xe đến khu vực (xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc) đã va quẹt với xe khách Hoàng Long. Sau đó chiếc container này mất lái, tông thẳng vào ôtô khách mang biển kiểm soát tỉnh Thái Bình loại 54 chỗ do anh Bùi Xuân Ly (40 tuổi ngụ Thái Bình) điều khiển lưu thông ngược chiều. Cú tông mạnh khiến hai xe lật nhào và bốc cháy dữ dội.
Xe chở khách đi ăn cưới bị tàu SE8 húc, 9 người tử nạn Khoảng 15h chiều 30/3/2011, đoàn tàu SE8 từ TP HCM ra Hà Nội đã húc vào xe chở khách đi ăn cưới ở huyện Thưọng Tín. 7 người tử nạn tại chỗ, 2 người khác chết trên đường tới bệnh viện. Theo các nhân chứng, xe khách 15 chỗ biển Thái Nguyên đã cố tình vượt đường ngang khi thiết bị cảnh báo bên đường réo chuông và đoàn tàu đang hú còi lao đến. Khoảng cách giữa ôtô và tàu họa không đủ để chiếc ôtô kịp băng qua. Một tiếng rầm vang lên, đuôi xe khách bị đầu tầu húc quay một vòng 180 độ rồi văng vào dải phân cách giữa đường sắt và quốc lộ 1A.
Tại cơ quan điều tra, lái xe khách thừa nhận, khi chiếc xe lưu thông đến đoạn đường sắt trên đã nghe điện thoại, không để ý khiến tàu họa đi ngang qua nên không kịp xử lý.
Xe tải nổ lốp va chạm với xe du lịch, 8 người tử vong
Khoảng 3h sáng 13/6/2011, một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại km18 đường Cao tốc Trung Lương (đoạn chạy qua địa bàn huyện Bến Lức, Long An) giữa xe tải loại 8 tấn với xe du lịch chở khách. Vụ tai nạn khiến 8 người thiệt mạng, 10 người thương nặng.
Nguyên nhân được xác định do xe tải bị nổ lốp đâm vào giải phân cách, quay ngang đường, đúng lúc này xe ô tô khách chạy đến tông trực diện vào chiếc xe tải. Cụ thể, khi xe khách đang lưu thông trên đường cao tốc, bất ngọ chiếc xe tải nổ lốp, mất lái quay ngang giữa đường. đúng lúc này chiếc xe ô tô chở khách lao tới với tốc độ nhanh đã tông trực diện vào xe tải.
à kiến bạn đọc
MINH TRÃ (07:41 - 21/05/2012)
CÆ Sọž HẠTẦNG GIAO THÔNG THẤP KÉM CŨNG LÀ NGUYÊN NHÂN XÃY RA TAI NẠN Trong thời gian vừa qua nguyên nhân xãy ra tai nạn lý do tài xế chủ quan, phóng nhanh, vượt ẩu, chất lượng xe không đảm bảo an toàn, tuy nhiên bên cạnh đó cơ sở hạ tầng thấp kém , chất lượng các tuyến đường giao thông xuống cấp , đường ở miền núi quá hẹp, quanh co cũng là nguyên nhân không đảm bảo an toàn trong giao thông gây ra các vụ tai nạn.Những năm qua ở nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài , chất lượng quá kém , như tuyến đường quốc lộ 1a mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước thì năm sau đã bị hư họng xuống cấp. Do không tập trung dứt điểm nên không thể nào phát huy được hiệu quả, vì thời gian vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa mất quá nhiều thời gian, như đoạn đường từ TP.HCM đến Buôn Ma Thuột chỉ có khoảng cách 350km, nhưng phải đi tốn quá nhiều thời gian trên 9 giọ đồng hồ mới đến nơi. Hiện nay đoạn đường này quá xấu xuống cấp trầm trọng, đường quá hẹp quanh co khúc khủyu , nhiều năm qua đã xãy ra nhiều vụ tai nạn thảm khóc, gần đây nhất tối ngày 17/5 vừa qua một vụ tai nạn xãy ra làm cho 37 người chết và trên 20 bị thương, người thân trong giađình phải chứng kiến người thân của mình ra đi trên những chuyến xe định mạng, nhưng không biết làm gì để khắc phục. đây là tuyến đường độc đạo nối liền từ các tỉnh tây nguyên đến thành phố Hồ chí Minh và các tỉnh lân cận, người dân do công việc làm ăn, lao động ở các khu công nghiệp , con em đi học xa như ởthành phố Hồ chí Minh, Bình dương vv…vẫn phải tiếp tục đi trên con đường này , không biết các Bộ ngành trung ương có biết không ? Nhất là cơ quan Bộ giao thông là tham mưu chính cho Chính phủ để triển khai tuyến đường này, nhưng cách làm của Bộ trong những năm qua, không biết đến năm nào ? đoạn đường quốc lộ 14 mới được nâng cấp mở rộng sớm hoàn thànhđưa vào sử dụng, cấp đường đảm bảo cho các phương tiện lưu thông được an toàn. Néu như trước đây tuyến đường quốc lộ 14 được Chính phủ quy hoạch tiêu chuẩn cấp đường là cấp 3 đồng bằng, nay Bộ giao thông chỉ cho phép hạ cấp đường là cấp 3 miền núi, do vậy bề rộng thân đường chỉ bằng ½ so với đường ở đồng bằng là không phù hợp, vì tuyến đường này số lượng phương tiện lưu thông quá lớn. Nếu thực hiện cấp đường cấp 3 miền núi, thì chắc chắn không thể khắc phục được được tình hình tai nạn xãy ra liên tục trong thời gian vừa qua, sau đó lại tiếp tục mở rộng theo tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng đây là sự lãng phí tiền của nhà nước và nhân dân. Với sự mong mõi chọ đợi của người dân, các dân tộc ở tây nguyên mong muốn nhà nước sớm triển khai nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc lộ 14 hoàn thành trong thời gian sớm nhất. MINH TRÃ
Nguồn tin: infonet.vn