Tiếp đó, quân ta tấn công vào Kon Tum và Plây Ku. Ngày 24/3, cả vùng Tây Nguyên rộng lớn đã được hoàn toàn giải phóng.
|
Lữ đoàn xe tăng 203 đánh chiếm phủ Tổng thống ngụy. Ảnh: T.L |
Cùng với mặt trận Tây Nguyên, một cao trào tiến công và nổi dậy đã dâng lên mạnh mẽ ở các tỉnh ven biển miền Trung Trung Bộ. Các tỉnh thành được giải phóng với một nhịp độ dồn dập. Ngày 24/3, tỉnh Quảng Ngãi với thị xã Quảng Ngãi; ngày 28/3, tỉnh Quảng Nam với thị xã Tam Kỳ; ngày 1/4, tỉnh Bình định với thị xã Quy Nhơn, tỉnh Phú Yên với thị xã Tuy Hòa; ngày 2/4, tỉnh Khánh Hòa với thành phố Nha Trang...
Trong khi chiến dịch Tây Nguyên đang thừa thắng thì từ trung tuần tháng 3, chiến dịch tiến công lớn thứ hai của quân ta vào tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên - Huế và căn cứ quân sự liên hợp đà Nẵng đã được quyết định.
Sau 4 ngày chiến đấu và nổi dậy phối hợp của quần chúng, trưa ngày 26/3/1975 quân ta đã tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên - Huế, giải phóng cố đô Huế. Sáng ngày 28/3, từ nhiều hướng khác nhau quân ta tiến công dồn dập và mạnh mẽ vào đà Nẵng. đúng 15 giọ ngày 29/3, quân ta đã hoàn toàn làm chủ đà Nẵng.
Với những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ to lớn của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - đà Nẵng, cục diện chiến tranh đã có bước phát triển nhảy vọt, từ giữa hạ tuần tháng 3, Bộ Chính trị Trung ương đảng đã chính thức hạ quyết tâm mở chiến dịch lịch sử có ý nghĩa quyết định nhằm đập tan toàn bộ lực lượng ngụy quân, ngụy quyền còn lại, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chiến dịch lịch sử này được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
|
Tự vệ địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch giải phóng cảng Qui Nhơn (Bình định). Ảnh: Tư liệu |
Tháng 4, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng bắt đầu. Ngày 16/4, quân ta giải phóng Phan Rang (Ninh Thuận), tiếp đó lần lượt giải phóng tỉnh Bình Thuận với thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Tân với thị xã Hàm Tân. Ngày 19/4, quân ta đã hoạt động mạnh trên hướng đông, đánh vào Xuân Lộc (thuộc tỉnh Long Khánh). Cũng trong tháng 4, hải quân ta đã giải phóng các hòn đảo dọc bọ biển Trung và Nam Trung Bộ, và những đảo thuộc quần đảo trường Sa.
Ngày 26/4, từ 17 giọ, quân ta mở cuộc tiến công lớn trên hướng đông và nam Sài Gòn, xiết chặt vòng vây chung quanh Sài Gòn. Ngày 28/4, không quân ta tiến công sân bay Tân Sơn Nhất.
đến 28/4, tất cả các cánh quân lớn của ta đã bao vây chặt Sài Gòn.
đúng 0 giọ ngày 29/4/1975, các binh đoàn chủ lực hùng mạnh của ta từ nhiều hướng đồng loạt tổng công kích vào Sài Gòn. Với ưu thế áp đảo, quân ta ào ạt tiến công, vừa bao vây tiêu diệt địch ở vòng ngoài, vừa thần tốc, táo bạo thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu quan trọng ở bên trong. Lực lượng tại chỗ và quần chúng trong và ngoài thành phố đã nổi dậy, phối hợp với các binh đoàn chủ lực.
Sáng ngày 30/4, một mũi thọc sâu của quân ta đánh thẳng vào trung tâm thành phố, nhanh chóng chiếm phủ tổng thống ngụy. 11 giọ 30 phút ngày 30/4, lá cọ cách mạng phấp phới tung bay trên nóc "dinh độc Lập" .
|
Nhân dân đà Nẵng chào đón bộ đội vào giải phóng thành phố. Ảnh: Tư liệu |
Thừa thắng xông lên, từ ngày 30/4, đồng bào và chiến sĩ các tỉnh Nam Bộ đã đồng loạt tiến công và nổi dậy. Ngày 1/5, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam nước ta đã được hoàn toàn giải phóng. Ngày 2/5, các đảo Côn Sơn, Phú Quốc được giải phóng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã toàn thắng. Miền Nam nước ta đã hoàn toàn giải phóng.
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược kéo dài 117 năm, làm cho Tổ quốc Việt Nam hoàn toàn thống nhất.
Theo Lịch sử Việt Nam