Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước gửi tại NHNN- Một giải pháp góp phần kiểm soát lạm phát và hạn chế lãng phí cho NSNN

Thứ tư - 21/09/2011 03:27 3.354 0

Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước gửi tại NHNN- Một giải pháp góp phần kiểm soát lạm phát và hạn chế lãng phí cho NSNN

Sau hơn một năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh tế - xã hội nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả khả quan trên nhiều mặt. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, việc chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đọi sống của người dân.

Ngày 09/1/2008, tại Hội nghị toàn ngành Ngân hàng triển khai nhiệm vụ năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá về những thành tựu chung của nền kinh tế trog năm 2007, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành Ngân hàng. Thủ tướng đã chỉ rõ: ngoài những nguyên nhân khách quan (giá cả thế giới biến động, thiên tai, dịch bệnh…), giá cả tăng cao là do điều hành chính sách tiền tệ chưa khoa học cũng là nguyên nhân góp phần làm giá cả biến động. Cũng tại hội nghị này, Thủ tướng đã chỉ đạo: năm 2008, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần điều hành chính sách tiền tệ một cách khoahọc, đúng quy luật, theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo chủ động, chặt chẽ, thận trọng để góp phần thực hiện hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 9% và kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng dưới mức tăng trưởng kinh tế. đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu và quan trọng nhất mà toàn ngành Ngân hàng cần phải tập trung sức lực, trí tuệ để phấn đấu đạt được.

Trong những năm gần đây, đảng và Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp đề phòng và chống tham nhũng, lãng phí; cải cách thủ tục hành chính để đơn giản hóa thủ tục và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước. Nhiều thủ tục hành chính, quy trình xử lý nghiệp vụ…đã được các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện đồng thời với việc quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng tại từng đơn vị còn hạn chế và chưa đạt được như mong muốn, bởi một trong những nguyên nhân chính thuộc về yếu điểm của hệ thống, của cơ chế quản lý.

Kiểm soát lạm phát hoặc lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã và đang được bàn luận rất nhiều, đã có nhiều thạm luận hay, nhiều giải pháp đúng được đưa ra. Với nội dung bài viết này, tác giả mong muốn có thêm một giải pháp tác động thiết thực đồng thời đến kiểm soát lạm phát và chống lãng phí cho Ngân sách nhà nước (NSNN). Hai lĩnh vực đang là những vấn đề thời sự ở Việt Nam, hai vấn đề mà nếu giải quyết tốt sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập WTO của nước ta. Một vấn đề liên quan trực tiếp đến kiểm soát lạm phát và hạn chế lãng phí cho NSNN và là nội dung trọng tâm được phân tích trong bài viết này, đó là: Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) cần phải gửi tại Ngân hàng nhà nước!

Trong một nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, Hệ thống thanh toán qua ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chủ thể tham gia thanh toán, các trung gian thanh toán nói riêng và nền kinh tếnói chung. Hệ thống thanh toán qua ngân hàng không chỉ là cách thức để các chủ thể tham gia thanh toán thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho nhau, mà trên phạm vi rộng, nó được coi như là một hệ thống "mạch máu" để chuyển tải các luồng vốn từ khu vực này sang khu vực khác.

Việc tổ chức tốt Hệ thống thanh toán qua ngân hàng sẽ tác động có lợi trên nhiều mặt cho phát triển kinh tế-xã hội, xét cả về những lợi ích vĩ mô đối với nền kinh tế hay xét ở lợi ích vi mô đối với từng doanh nghiệp/cá nhân tham gia thanh toán. Một tác động quan trọng của "Hệ thống thanh toán qua Ngân hàng tốt" là góp phần nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW). Vai trò này được thể hiện trên các khía cạnh sau: (i) Góp phần vào việc ổn định các nhu cầu dự trữ của Ngân hàng thương mại (NHTM); (ii) Cho phép có thể xác định một cách chính xác các thay đổi cung cầu về dự trữ khi có sự thay đổi về hoạt động thu, chi của Chính phủ hoặc có sự can thiệp trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường ngoại hối của NHTW; (iii) Trực tiếp hỗ trợ cho sự phát triển thị trường liên ngân hàng và thị trường tài chính.

Hệ thống thanh toán tự động sẽ thực hiện được việc quyết toán tức thời các khoản thanh toán giá trị cao/khẩn hoặc quyết toán ngay trong ngày các kết quả thanh toán bù trừ..,giúp NHTW thực thi chính sách tiền tệ trên toàn quốc một cách hữu hiệu vì nó cung cấp hệ thống chuyển tải nhanh, chính xác các luồng vốn, làm cân bằng tọ· lệ lãi suất trên mọi khu vực hoặc thị trường quốc gia ngay trong ngày. Mặt khác, NHTW theo dõi, đánh giá, giám sát được khả năng vốn khả dụng của từng định chế tài chính. Ngược lại, hệ thống thanh toán qua Ngân hàng phát triển còn tác động lên khả năng quản lý thanh khọan và dự trữ thanh khoản của các định chế tài chính, KBNN nếu xét ở khía cạnh nguồn vốn trong thanh toán. Nếu hệ thống thanh toán yếu kém, nguồn vốn trong thanh toán sẽ không được sử dụng hiệu quả vì các định chế tài chính, KBNN thưọng phải duy trì một lượng dự trữ lớn để đảm bảo khả năng thanh toán.

"Hệ thống thanh toán qua Ngân hàng" là gì? Một cách khái quát, có thể hiểu: hệ thống thanh toán qua ngân hàng trong nền kinh tế là tổng thể các yếu tố, bao gồm: Cơ sở pháp lý và các điều kiện tổ chức thanh toán, các chủ thể tham giá thanh toán, các dịch vụ thanh toán, các phương tiện và các mạng thanh toán của ngân hàng; cách thức tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; trong đó, các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau.

Là một chủ thể tham gia vào Hệ thống thanh toán nhưng NHTW là một chủ thể đặc biệt xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nó trong nền kinh tế. NHTW đóng vai trò quản lý nhà nước toàn bộ hoạt động thanh toán trong nền kinh tế; trực tiếp tổ chức, sở hữu mạng thanh toán liên ngân hàng quan trọng, chủ đạo để cung cấp các dịch vụ thanh toán cho KBNN, các NHTM, các định chế tài chính phi ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong nền kinh tế có nhiều hệ thống thanh toán con; nhiều mạng thanh toán khác nhau. Song, NHTW phải là đơn vị thiết lập, sở hữu, và trực tiếp vận hành hệ thống/ mạng thanh toán chủ đạo, quan trọng nhất- những mạng thanh toán gắn liền với thị trường tiền tệ liên ngân hàng, gắn liền với hệ thống quyết thanh toán vốn cuối cùng giữa các định chế tài chính, công ty chứng khoán, KBNN…

Thông qua việc vận hành hệ thống thanh toán chủ đạo, NHTW có điều kiện thực hiện tốt vai trò "Ngân hàng của các ngân hàng"; vai trò chỉ đạo và điều hành chính sách tiền tệ thông qua các nghiệp vụ như cho vay qua đêm; cho vay thánh toán bù trừ, nghiệp vụ thị trường mở; mua bán ngoại tệ…đối với các ngân hàng/tổ chức tín dụng, định chế tài chính phi ngân hàng, KBNN…từ năm 2001, hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống thanh toán qua ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản dựa nền tảng công nghệ hiện đại. NHNN với việc thực hiện thành công dự án Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTđTLNH) giai đoạn I tại 5 địa bàn Tỉnh, thành phố đảm bảo thực hiện thanh toán chuyển tiền an toàn, chính xác từ khi khởi phát lệnh tại ngân hàng chuyển đến Ngân hàng nhận trong vài giây.

Hệ thống TTđTLNH được xây dựng theo phương pháp tập trung tài khoản (mỗi thành viên chỉ cần mở mọt tài khoản tiền gửi thanh toán duy nhất tại Sở giao dịch NHNN). Trung tâm thanh toán Quốc gia kết nối mạng trực tuyến (Online) với các thành viên và đơn vị thành viên, thanh toán theo thời gian thực (Real time). Dự án TTđTLNH giai đoạn II đang được triển khai, dự kiến kết thúc cuối năm 2009. Khi đó, mạng thanh toán của Hệ thống TTđTLNH sẽ bao phủ khắp 64 tỉnh, thành phố trong cả nước và năng lực xử lý của hệ thống được nâng lên gấp nhiều lần, thọa mãn được nhu cầu thanh toán, chuyển tiền đối với các định chế tài chính, KBNN.

Hiện nay, một khối lượng lớn vốn tiền gửi thanh toán của Hệ thống KBNN được gửi tại các NHTM Nhà nước. Bảng số liệu sau đây nêu rõ thực trạng này:

TÃŒNH HÃŒNH Sọ DƯ TIọ€N Gọ¬I CủA KBNN TẠI 5 NHTM NHÀ NƯỊC

đơn vị tính: Triệu đồng


thời điểm

31/12/2006- 31/12/2007

Số tiền gửi của KBNN tại 5 NHTM Nhà nước

43.548.443 - 52.777.829

Ghi chú: BCTC của 5 NHTM Nhà nước và tổng hợp của tác giả.

Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của KBNN (NSNN) nên được quản lý như thế nào để phối hợp tốt với việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, để tăng hiệu quả cho NSNN?

Khảo sát nghiệp vụ tại một số nước, ví dụ tại Cộng hòa Séc, Nhật Bản,…Chúng ta có thể tìm thấy một thông lệ tốt, một câu trả lời rõ ràng đối với vấn đề này: Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của KBNN (NSNN) phải gửi tại NHTW, cuối ngày, thậm chí tức thời trạng thái ngân quỹ của NSNN (tối thiểu là trạng thái ngân quỹ của NSNN trung tương) được thể hiện tập trung ở số dư tài khoản duy nhất tại NHTW. Khi NSNN thiếu hụt thanh khoản tạm thời, NSNN có thể vay trên thị trường, vay các NHTM và không trực tiếp vay vốn từ NHTW; ngược lại, khi NSNN thừa vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng, NSNN có thể cho vay qua đêm/cho vay ngắn hạn vài ngày trên thị trường  đối với các TCTD/định chế tài chính. đồng thời, xét ở phương diện thống kê tiền tệ để tính lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế thì: tiền còn nằm ở Quỹ của KBNN (trong tay Chính phủ), tiền đó cũng chưa được tính trong Tổng phương diện thanh toán của nền kinh tế.

Một cơ chế nghiệp vụ được mô tả như trên sẽ giúp NHTW kiểm soát tốt hơn Tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, vòng quay tiền tệ, khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Mặt khác, sẽ tiết kiệm chi phí và tăng thu cho NSNN.

Hiện nay, với hàng ngàn tọ· đồng tạm thời nhàn rỗi của KBNN gửi tại các NHTM Nhà nước và các đơn vị này sử dụng để cho DN, cá nhân vay; tiến độ thực tế giải ngân chi tiêu vốn NSNN cho các công trình, dự án ra sao? Những người điều hành chính sách tiền tệ không nắm được thông tin đầy đủ, kịp thời? đó là chưa tính đến một thực trạng của nước ta hiện nay là tốc độ giải ngân của các dự án sử dụng vốn từ nguồn vốn NSNN đã bố trí quá thấp, có sự chênh lệch jlớn giữa kế hoạch và thực tế. Ví dụ, từ năm 2003 đến năm 2007, Bộ Giao thông vận tải mới chỉ giải ngân được 45,89% số vốn dự kiến bố trí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải ngân đạt 33.5% và chỉ có 3/72 dự án công trình được hoàn thành (Tác giả Nguyên linh, thời báo kinh tế Việt Nam số 51, ngày 28/2/2008). Theo quan điểm của tác giả, đây cũng là nguyên nhân làm cho việc điều hành chính sách tiền tệ thiếu chủ động, không dự toán tốt được tình hình thị trường, không kiểm soát được khả năng tạo tiền và không khống chế tốt được tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong năm 2007. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế tăng cao so với nhiều năm trước, tăng 37,8%.

Trong năm 2007, để hạn chế tổng phương tiện thanh toán, NHNN Việt Nam sử dụng nhiều biện pháp, trong đó đã phải sử dụng mạnh biện pháp tăng dự trữ bắt buộc: "Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên từ 1,5-2 lần" (Tạp chí Ngân hàng số 2+3/2008). Ngay từ đầu năm 2008, NHNN cũng đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp mạnh nhằm thắt chặt tiền tệ để hạn chế, kiểm soát lạm phát như tăng tọ· lệ dự trữ bát buộc từ 10% lên 11%, mở rộng phạm vi tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (tiền gửi có kỳ hạn cũng phải dự trữ bắt buộc), thực hiện phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc mua đối với các ngân hàng, kiểm soát cho vay đối với kinh doanh bất động sản, cho vay chứng khoán, tăng lãi suát tái cấp vốn từ 6m5%/năm lên 7.5%/năm, lãi suất chiết khấu từ 4,5% năm lên 6,0%/năm. Điều tất yếu là chi phí nguồn vốn của các NHTM tăng, lãi suất cho vay các DN phải tăng, đẩy chi phí sản xuất lên cao và không tránh khỏi một số tác động xấu khác. Tuy nhiên, trong "cuộc chiến" kiềm chế, kiểm soát chống lạm phát, chỉ những biện pháp của NHNN sẽ không thể có hiệu quả cao hoặc không thể có hiệu quả, cần phải có sự phối hợp đồng bộ các giải pháp vĩ mô khác, trong đó đặc biệt những chính sách về quản lý, chi tiêu tài chính công.

Tình trạng tiền gửi nhàn rỗi của KBNN gửi tại các NHTM Nhà nước bắt đầu thực hiện ở Việt Nam khi Chính phủ thành lập Hệ thống KBNN có chức năng kiểm toán, quản lý Quỹ NSNN, NHNN không còn thực hiện nhiệm vụ này. đồng thời, trong điều kiện Hệ thống thanh toán qua ngân hàng chưa phát triển: thanh toán, chuyển tiền khác ngân hàng, khác địa bàn còn quá chậm, thời gian thanh toán mất vài ngày. Nhưng hiện nay, điều kiện đã thay đổi căn bản, hệ thống thanh toán qua ngân hàng đã rất phát triển, một khoản thanh toán chuyển tiền khác qua ngân hàng, khác địa bàn chỉ cần vài giây, nếu chậm thì cần 1 ngày; trên cơ sở đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hầu hết các ngân hàng, định chế tài chính đã thực hiện quản lý trạng thái ngân quỹ tập trung tại Hội sở chính thông qua tài khọan tiền gửi tậpt rung duy nhất tại Sở Giao dịch NHNN, tránh tình trạng nguồn vốn bị phân tán khắp nơi, chi nhánh thiếu vốn thanh toánphải vay nóng trên thị trường với mức lãi suất rất cao, chi nhánh thừa vốn chỉ hưởng lãi suất tiền gửi thanh toán ở mức rất thấp.

Như nội dung đã phân tích, đã đến lúc có thể thực hiện và cần phải thực hiện sớm giải pháp: Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước- Một giải pháp thiết thực góp phần kiểm soát lạm phát và chống lãng phí cho NSNN. KBNN không nên để tình trạng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ Ngân sách Trung ương bị phân tán khắp nơi, cần hoàn thiện hệ thống thanh toán, chuyển tiền nội bộ và mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN, thực hiện cơ chế quản lý Quỹ Ngân sách Trung ương tập trung tại Trụ sở chính thông qua TK tiền gửi duy nhất của Kho bạc Nhà nước tại Sở giao dịch NHNN.

Nguồn tin: Tạp chí kế toán

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay2,377
  • Tháng hiện tại14,442
  • Tổng lượt truy cập40,977,315
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây