Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Júthttps://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Thứ sáu - 14/10/2011 02:301.6190
Từ năm 2004 đến nay, tỉnh ta đã chú trọng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã, phưọng, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng số CBCC cấp xã, phưọng, thị trấn được cử đi đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2004-2010 là 7.213 lượt; trong đó cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn là 4.521 lượt, cán bộ không chuyên trách là 2.692 lượt. Về lĩnh vực đào tạo thì lý luận chính trị có 1.068 lượt; quản lý nhà nước có 768 lượt; chuyên môn nghiệp vụ có 1.480 lượt…
Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì đội ngũ CBCC cấp xã vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại địa phương. Nguyên nhân một phần là do tọ· lệ CBCC đạt chuẩn còn rất thấp. Cụ thể, cán bộ chuyên trách cấp xã đạt chuẩn chỉ khoảng 45,2%, còn tọ· lệ công chức cấp xã đạt chuẩn cũng khoảng 52,1%. Sở dĩ như vậy là do đội ngũ CBCC cấp xã thưọng xuyên thay đổi vị trí công tác, phần nữa là một số sau khi đào tạo lại không được bố trí đúng ngành nghề.
Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC cấp xã, phưọng, thị trấn trên địa bàn tỉnh vẫn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở cũng như sự phát triển của mỗi địa phương. Hiện nay, cùng với chương trình, kế hoạch chung của tỉnh thì đề án " đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" cũng bao gồm cả việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đối tượng này. Theo đó, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh ta có 7.200 lượt CBCC cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức để đạt chuẩn chức danh CBCC theo Quyết định số 04/Qđ-BNV của Bộ Nội vụ. Cụ thể, cần đào tạo về lý luận chính trị khoảng 600 lượt CB; về quản lý hành chính khoảng 800 lượt CB; về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn có 300 lượt CB; về đào tạo đạt chuẩn trình độ chuyên môn có 500 lượt CB; về bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ có 5.000 lượt CB… Căn cứ vào tình hình thực tế, tỉnh sẽ tập trung bồi dưỡng về các kỹ năng: quản lý hành chính, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai; tuyên truyền và giáo dục pháp luật; xây dựng văn hóa công sở; quản lý tư pháp - hộ tịch; thu chi ngân sách; quản lý dự án, thanh quyết toán công trình xây dựng; tổ chức thực hiện Pháp lệnh quy chế dân chủ ở xã, phưọng, thị trấn; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở cơ sở. Ngoài ra, CBCC xã, phưọng cũng sẽ được cập nhật thưọng xuyên kiến thức về tôn giáo, học tiếng các dân tộc bản địa.
Theo tinh thần của đề án thì trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thị xã sẽ đảm nhận việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung. Trong quá trình đào tạo sẽ chú trọng vào phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cưọng trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên với nhau. Mặt khác việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC cũng sẽ được tổ chức theo hình thức liên kết với các trường, cơ sở đào tạo chuyên ngành trong và ngoài tỉnh. Với việc thực hiện kế hoạch, lộ trình trên, thì đến năm 2015, về cơ bản tỉnh ta sẽ có đội ngũ CBCC xã, phưọng, thị trấn đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.